Livolin

Viêm gan B là gì và những thông tin bạn cần biết

1,169 lượt xem 

viêm gan B

Viêm gan là tình trạng viêm và tổn thương ở gan, dẫn đến chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm gan, như rượu, một số loại thuốc và tình trạng sức khỏe, nhưng nhìn chung lí do phổ biến nhất vẫn là virus (virus viêm gan A, B và C).

Mỗi loại viêm gan sẽ ảnh hưởng đến những mức độ khác nhau của gan. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về một trong ba loại viêm gan do virus, đó là viêm gan B.

Viêm gan B là gì và những thông tin bạn cần biết

Viêm gan B là một trong ba loại viêm gan do virus

Viêm gan B là gì? Có bao nhiêu loại viêm gan B?

Viêm gan B, hay còn gọi là viêm gan siêu vi B, là một bệnh nhiễm trùng gan truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Diễn biến tự nhiên của bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau. Có người chỉ mắc bệnh trong vài tuần (viêm gan B cấp tính), nhưng cũng có trường hợp tiến triển thành tình trạng nghiêm trọng và lâu hơn (viêm gan B mãn tính). 

Bệnh viêm gan B cấp tính là gì?

Viêm gan siêu vi B cấp tính là tình trạng nhiễm bệnh trong thời gian ngắn, khoảng 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Trong giai đoạn này, một số người sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ mắc bệnh nhẹ. Những người khác có thể có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn khiến bạn phải nhập viện ngay lập tức.

Bệnh viêm gan B mãn tính là gì?

Khoảng 90% người trưởng thành nhiễm virus viêm gan B có hệ miễn dịch tiêu diệt được virus trong giai đoạn cấp tính. Sau đó, gan sẽ phục hồi hoàn toàn và người bệnh có thể miễn dịch với bệnh viêm gan B suốt đời. 

Chỉ có khoảng 10% trường hợp là hệ miễn dịch không thể tiêu diệt hoàn toàn virus viêm gan B và bệnh sẽ tiến triển thành viêm gan B mãn tính, ảnh hưởng đến người bệnh suốt đời.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B ngay khi mới sinh hoặc trong giai đoạn còn ẵm sẽ có nguy cơ cao mắc tình trạng mạn tính. Chỉ có 10% trường hợp là khỏi bệnh trong vòng 6 tháng. Ở bệnh viêm gan B mạn tính, gan sẽ bị viêm và hình thành sẹo trong một thời gian dài. Tuy nhiên, thời gian hình thành sẹo gan ở mỗi người có thể không giống nhau.

Một số trường hợp có thể tiến triển thành tình trạng nặng hơn (xơ gan) trong vòng 20 năm. Ở những người khác, bệnh gan có thể diễn tiến chậm và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ.

Người mắc bệnh viêm gan siêu vi B có những triệu chứng gì?

Sau khi tiếp xúc với virus viêm gan, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 1,5 – 6 tháng (trung bình là 4 tháng) trước khi bệnh bộc phát. Do đó, trong 6 tháng này, người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ cảm thấy không khỏe trong người. 

Viêm gan B là gì và những thông tin bạn cần biết

6 tháng đầu bệnh nhân sẽ không thấy triệu chứng rõ rệt

Một số dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm gan B cấp tính như:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân có màu đất sét
  • Đau khớp
  • Vàng da và vàng mắt

Trong giai đoạn mãn tính, bệnh thường diễn tiến thầm lặng và không biểu hiện gì trong 10-20 năm đầu. Khi đã tiến triển thành xơ gan, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Cổ trướng (tích tụ dịch và sưng ở bụng)
  • Tĩnh mạch nổi rõ trên bụng
  • Vàng da
  • Ngứa
  • Dễ bị bầm tím và chảy máu

Bạn cũng lưu ý rằng bệnh viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành các vấn đề sức khỏe nguy hiểm, như tổn thương gan, suy gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong. Do đó, điều quan trọng là hãy đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 Nguyên nhân lây nhiễm viêm gan B là gì?

Tất nhiên, nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus viêm gan B, thông qua các đường truyền nhiễm sau:

  • Quan hệ tình dục. Bạn có thể mắc bệnh nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B và máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo của bạn tình xâm nhập vào cơ thể bạn.
  • Dùng chung kim tiêm và dụng cụ y tế. Virus viêm gan B lây lan dễ dàng qua kim tiêm và ống tiêm có dính máu nhiễm bệnh.
  • Dùng chung với đồ dùng của người bệnh, như bàn chải đánh răng và dao cạo râu.
  • Truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai bị viêm gan có thể truyền sang con trong khi sinh. 

Tuy nhiên, viêm gan B KHÔNG lây qua:

  • Thức ăn hoặc nước uống 
  • Dùng chung dụng cụ ăn uống
  • Sữa mẹ 
  • Khi ôm, hôn, nắm tay với người bệnh 
  • Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Đối tượng nào có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan B?

Tuổi tác đóng một vài trò quan trọng trong việc xác định bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính hay không. Người càng trẻ thì càng có nguy cơ cao mắc viêm gan B mạn tính. 

Cứ 10 trẻ sơ sinh mắc bệnh sẽ có 9 trẻ phát triển thành tình trạng mãn tính. Khoảng ⅓ trẻ dưới 6 tuổi nhiễm virus viêm gan B cũng sẽ tiến triển thành mạn tính. Ngược lại, trẻ lớn hơn và người trưởng thành sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lâu dài và thường phục hồi hoàn toàn.

Nhìn chung, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B gồm:

  • Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bệnh
  • Người sử dụng chung kim tiêm hoặc các thiết bị y tế với người bệnh
  • Người có bạn tình nhiễm bệnh viêm gan
  • Người sống chung với người bệnh
  • Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh viêm gan
  • Người đang chạy thận nhân tạo

Cách điều trị viêm gan B

Nếu nghi ngờ bạn có tiếp xúc với virus viêm gan B, hãy nhanh chóng đến bác sĩ càng nhanh càng tốt. Họ sẽ tiêm cho bạn globulin miễn dịch viêm gan B. Protein này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. 

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng phục hồi và có chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, không nên dùng thuốc hay uống rượu bia để tránh làm tổn thương gan thêm. Nếu phải dùng thuốc hay bất cứ chất nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết nhé. 

Sau 6 tháng, nếu bệnh vẫn còn và tiến triển thành mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc sau: 

  • Entecavir 
  • Tenofovir 
  • Lamivudine 
  • Adefovir dipivoxil 
  • Interferon alfa

Xem ngay: Người bị bệnh gan ăn gì tốt?

Phòng ngừa viêm gan B như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tiêm vắc xin viêm gan B. Loại vắc xin này thường được chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Trẻ sơ sinh
  • Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng
  • Những người có nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ tình dục
  • Những người có bạn tình mắc viêm gan siêu vi B
  • Người quan hệ với nhiều bạn tình
  • Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với người bệnh
  • Người sống chung với người bệnh
  • Người đang chạy thận nhân tạo
  • Người mắc bệnh tiểu đường trong độ tuổi 19 – 59
  • Người nhiễm virus viêm gan C
  • Người mắc bệnh gan mãn tính
  • Người nhiễm HIV

Viêm gan B là gì và những thông tin bạn cần biết

Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả

Nhìn chung vắc xin viêm gan B rất an toàn và chỉ gây ra tác dụng phụ phổ biến nhất là đau tại vết chích. 

Bên cạnh tiêm vắc xin, bạn có thể sử dụng một số thuốc giúp bảo vệ gan, chẳng hạn như các thuốc có chứa phospholipids, vitamin nhóm B và vitamin E. Phospholipid có tác dụng tái tạo và sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương, trong khi vitamin B và E giúp tăng cường giải độc và bảo vệ gan trước các tác nhân gây tổn thương (virus, rượu, thuốc…). Do đó, việc sử dụng sản phẩm kết hợp cả ba chất này sẽ giúp bảo vệ gan toàn diện, giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan hơn.

1. Digestive diseases – Hepatitis B.

Bạn quan tâm:  Những điều mẹ bầu bị viêm gan B cần biết

https://www.webmd.com/hepatitis/digestive-diseases-hepatitis-b

2. Hepatitis B Questions and Answer for the public.

https://www.cdc.gov/hepatitis/hbv/bfaq.htm#bFAQc01

3. Hepatitis B.

https://www.sfcdcp.org/infectious-diseases-a-to-z/hepatitis-b/

Chủ để: viêm gan c lây qua đường nào, dấu hiệu viêm gan c

SHARE THIS POST

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Hệ thống cửa hàng

Gọi cho chúng tôi

Nhắn tin liên lạc

Scroll to Top