Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Bệnh có khả năng cao gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, để chủ động hơn trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh, bạn sẽ cần hiểu rõ ung thư gan là gì và cách nhận biết ung thư gan
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau để duy trì sự sống cho cơ thể. Các vai trò thường thấy của gan có thể kể đến như:
- Lọc thải độc tố trong máu
- Tham gia vào quá trình tiêu hóa
- Dự trữ năng lượng
Khi ung thư xảy ra tại đây, các tế bào gan sẽ mất dần khả năng hoạt động bình thường, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và thậm chí có thể gây tử vong.
Hiện nay, bệnh ung thư này không còn là tình trạng sức khỏe hiếm gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ mối nguy hiểm mà căn bệnh này có thể mang lại, dẫn đến sự chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị bệnh, khiến tiên lượng thường không tốt. Vậy, bạn đã biết gì về vấn đề này rồi? Hãy để bài viết sau đây giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn và các vấn đề xoay quanh nhé.
Bệnh ung thư gan là gì?
Ung thư gan là sự tăng trưởng các tế bào gan, ngoài tầm kiểm soát của các tế bào, do đột biến. Bệnh được phân loại thành hai nhóm chính gồm:
- Ung thư nguyên phát: liên quan đến những trường hợp tế bào ung thư khởi phát ngay tại cơ quan này. Ung thư biểu mô tế bào gan là loại phổ biến nhất. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng có thể gặp một số vấn đề ít phổ biến hơn như ung thư ống mật hoặc ung thư nguyên bào gan.
- Ung thư thứ phát: chủ yếu phát sinh do các tế bào đột biến xảy ra ở những cơ quan khác di căn đến gan. Ung thư vú, phổi, trực tràng hoặc đại tràng là những yếu tố rủi ro thường gặp.
Ngoài ra, sau khi được điều trị, các tế bào đột biến vẫn hoàn toàn có khả năng quay lại. Tình trạng này gọi là ung thư tái phát. Khi đó, chúng có thể xuất hiện ở gan hoặc bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan là gì?
Theo bác sĩ, nguyên nhân ung thư bao gồm rất nhiều yếu tố. Trong đó, phổ biến nhất là:
- Lạm dụng bia rượu và các chất kích thích hoặc gây nghiện
- Nhiễm trùng gan mạn tính (viêm gan siêu vi B, C…)
- Thừa sắt trong gan
- Nhiễm độc gan do tiếp xúc với hóa chất gây hại (vinyl clorua, asen…) hoặc độc tố từ nấm mốc (aflatoxin)
- Hút thuốc lá
- Gan nhiễm mỡ
- Xơ gan
Ngoài ra, đôi khi sự hình thành và phát triển của các tế bào gan đột biến có thể liên quan đến các yếu tố như:
- Giới tính: nam giới dễ phát triển ung thư gan hơn so với phụ nữ
- Cân nặng: người bị béo phì dễ bị gặp các vấn đề ở gan, bao gồm cả ung thư
- Chủng tộc: một số chuyên gia cho rằng người gốc châu Á dễ bị ung thư gan hơn so với châu Âu hay châu Mỹ
- Thường xuyên sử dụng steroid
- Di truyền
- Bệnh nền: đái tháo đường, thiếu alpha -1-antitrypsin, bệnh Wilson…
Dấu hiệu và cách nhận biết ung thư gan sớm
Cách nhận biết bệnh ung thư này từ sớm là điều mà nhiều người quan tâm nhất. Hầu hết trường hợp, các dấu hiệu sẽ không bộc lộ rõ ràng vào giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, bạn có thể bắt gặp một số biểu hiện ung thư gan như:
- Sụt cân ngoài mong đợi
- Ăn mất ngon
- Đau bụng trên
- Buồn nôn và nôn
- Suy nhược, mệt mỏi
- Cổ trướng
- Vàng da hoặc vàng mắt (tròng trắng)
- Phân bạc màu
Các giai đoạn của ung thư gan
Bệnh ung thư gan được chia thành 4 giai đoạn khác nhau dựa trên kích thước, số lượng, vị trí của khối u và ảnh hưởng của chúng đến những bộ phận xung quanh. Giai đoạn ung thư giúp xác định tiên lượng cũng như cơ hội phục hồi người bệnh, đồng thời hỗ trợ bác sĩ đề ra hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
4 giai đoạn ung thư gan bao gồm:
Giai đoạn I:
Khối u nhỏ hơn 2 cm (cm). Không có sự gia tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa, một trong những mạch máu chính của gan. Mức độ bilirubin, là chất gây ra vàng da, ở mức bình thường. Phẫu thuật thường được khuyến khích.
Giai đoạn II:
Khối u nhỏ hơn 5 cm. Chức năng gan khác nhau. Có thể không có tăng áp lực tĩnh mạch cửa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và nồng độ bilirubin bình thường, hoặc tăng áp lực tĩnh mạch cửa và tăng nồng độ bilirubin. Những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu có thể là ứng cử viên để ghép gan, phẫu thuật hoặc cắt bỏ bằng tần số vô tuyến (RFA).
Giai đoạn III:
Đường kính của khối u có thể lên đến 5cm hoặc hơn. Ngoài ra, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết hoặc những cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.
Giai đoạn IV:
Các khối u ác tính đã hoàn toàn di căn và phát triển ở những bộ phận khác như xương hoặc phổi. Khối u đã xâm lấn vào tĩnh mạch cửa hoặc di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như các hạch bạch huyết, phổi và xương. Các bác sĩ thường đề nghị liệu pháp nhắm mục tiêu để điều trị ung thư gan.
Mặt khác, chỉ có ung thư gan giai đoạn đầu mới có khả năng được chữa khỏi. Đây cũng là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích mọi người, đặc biệt là người có nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh, nên đi tầm soát ung thư gan để sớm phát hiện bệnh.
Làm sao để chẩn đoán và chữa bệnh?
Nếu nghi ngờ bạn đang có những biểu hiện của bệnh ung thư này, bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật nhằm đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác nhất. Những phương pháp này có thể gồm:
- Khám tổng quát lâm sàng
- Xét nghiệm máu
- Chụp CT hoặc MRI
- Siêu âm
- Sinh thiết gan
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh, các chuyên gia sẽ cân nhắc hướng điều trị dựa trên những yếu tố sau:
- Tình trạng sức khỏe gan hiện tại
- Vị trí, số lượng cũng như kích thước của khối u ác tính
- Phạm vi di căn của các tế bào đột biến
- Tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh
Một số phương pháp chữa bệnh phổ biến
Nhìn chung, các tế bào gan đột biến có thể được điều trị bằng những phương pháp như:
- Xạ trị: sử dụng tia phóng xạ (chủ yếu là tia X năng lượng cao) để tiêu diệt khối u ác tính.
- Hóa trị: ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển bằng cách truyền thuốc đặc trị trực tiếp vào mạch máu dẫn đến khối u.
- Liệu pháp thuốc nhắm trúng đích: có thể nhắm chuyên biệt vào tế bào đột biến. Cụ thể hơn, thuốc sorafenib đã được chứng minh về khả năng kiểm soát sự tiến triển của bệnh ung thư gan.
- Phẫu thuật: nếu phần còn lại của gan vẫn đủ khỏe mạnh, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ khối u.
- Liệu pháp miễn dịch: sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh để tiêu diệt và đào thải các tế bào đột biến, thường áp dụng trong những trường hợp ung thư giai đoạn cuối.
Trong trường hợp diễn tiến nghiêm trọng, ghép gan sẽ là lựa chọn điều trị cuối cùng.
Xem ngay: Giải mã: Ung thư gan sống được bao lâu và những thắc mắc khác
Ung thư gan có thể phòng ngừa không?
Thực tế, bạn sẽ không thể phòng ngừa loại ung thư này hoàn toàn. Tuy nhiên, cải thiện lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Những thay đổi này có thể kể đến như:
- Duy trì cân nặng phù hợp
- Hạn chế uống bia, rượu
- Không hút thuốc lá
- Tiêm phòng các loại viêm gan đầy đủ, đặc biệt là viêm gan B và C
- Không dùng chung kim tiêm hoặc sử dụng kim tiêm không đảm bảo tiệt trùng
- Quan hệ tình dục an toàn
Ngoài ra, nếu bạn đang bị các bệnh về gan, hãy hỏi bác sĩ về thời gian cũng như tần suất bạn cần đi tầm soát.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ung thư gan và cách nhận biết ung thư gan cũng như điều trị hiệu quả ngay từ đầu, từ đó cải thiện tiên lượng sống.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
1. Liver Cancer
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9418-liver-cancer
2. Liver Cancer: Diagnosis and Tests
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9418-liver-cancer/diagnosis-and-tests
3. Understanding Liver Cancer — the Basics
https://www.webmd.com/cancer/understanding-liver-cancer-basic-information#2
4. Liver cancer
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/liver-cancer/symptoms-causes/syc-20353659