Suy giảm chức năng gan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình quan trọng trong cơ thể. Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau: chuyển hóa thức ăn và đồ uống thành năng lượng và chất dinh dưỡng để cơ thể sử dụng, lọc các chất độc hại, chẳng hạn như rượu, ra khỏi máu và giúp chống lại nhiễm trùng. Vậy khi chức năng gan suy giảm, bạn cần phải làm gì? Hãy cùng đọc và tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Vậy hội chứng suy giảm chức năng gan là gì? Và làm thế nào để điều trị chức năng gan bị suy giảm?
Chức năng của gan là gì?
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, đồng thời cũng là tuyến bộ phận lớn nhất trong cơ thể con người. Mỗi ngày, gan phải thực hiện hơn 500 nhiệm vụ thiết yếu để duy trì sức khỏe. Gan là một phần của hệ tiêu hóa với một số chức năng phổ biến như:
- Giải độc
- Tổng hợp protein
- Sản sinh các hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa thức ăn
Suy giảm chức năng gan là gì?
Hội chứng suy chức năng gan xảy ra khi các phần lớn gan bị tổn thương không thể phục hồi và cơ quan này không thể đảm nhiệm chức năng. Các chuyên gia chia tình trạng chức năng gan kém thành hai loại: cấp tính và mạn tính. Mỗi loại sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Suy chức năng gan cấp tính
Hội chứng suy giảm chức năng gan cấp tính thường diễn ra nhanh chóng. Người bệnh sẽ giảm hoặc mất chức năng gan trong vòng vài tuần hoặc vài ngày. Bệnh có thể xảy ra đột ngột và không có bất kỳ triệu chứng nào.
Nguyên nhân phổ biến gây suy chức năng gan cấp tính là do ngộ độc nấm hoặc dùng quá liều thuốc, chẳng hạn như quá liều paracetamol.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác bao gồm:
- Nhiễm virus viêm gan A, B và C, virus Epstein-Barr, virus cytomegalo và virus herpes simplex.
- Phản ứng của cơ thể với một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng: Một số thuốc có thể tiêu diệt các tế bào trong gan, số khác có thể làm tổn thương ống dẫn mật.
- Mắc viêm gan tự miễn: Đây là tình trạng hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào gan, gây suy gan cấp tính.
- Bệnh Wilson: ngăn chặn cơ thể loại bỏ đồng, dẫn đến tích tụ và gây hại cho gan.
- Sốc nhiễm trùng: dẫn đến tổn thương gan hoặc khiến nó không thể hoạt động.
Suy chức năng gan mạn tính
Tình trạng chức năng gan suy giảm mạn tính thường gây tổn thương gan từ từ, có thể vài tháng tới vài năm trước khi xuất hiện các dấu hiệu chức năng gan kém. Thông thường, hội chứng suy chức năng gan mạn tính là kết quả của bệnh xơ gan do uống rượu trong thời gian dài. Trong giai đoạn này, gan sẽ bị viêm và theo thời gian sẽ gây ra mô sẹo ở cơ quan này. Khi có quá nhiều mô sẹo thì chức năng gan sẽ bắt đầu suy giảm.
Các nguyên nhân khác gây suy giảm chức năng gan mạn tính gồm:
- Viêm gan B khiến gan sưng lên và không thể hoạt động như bình thường
- Viêm gan C theo thời gian sẽ dẫn đến xơ gan
- Hemochromatosis: tình trạng khiến cơ thể hấp thụ và tích trữ quá nhiều sắt ở gan, dẫn đến xơ gan.
Biểu hiện chức năng gan kém
Các dấu hiệu sớm của chức năng gan kém thường tương tự với các bệnh gan hoặc tình trạng sức khỏe khác. Vì lý do này, bác sĩ thường khó chẩn đoán bệnh sớm.
Một số biểu hiện sớm của bệnh gan yếu cũng như chức năng gan kém có thể kể đến là:
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng suy giảm chức năng gan sẽ nghiêm trọng hơn và cần được điều trị ngay lập tức. Hãy nhanh chóng đến bệnh viện nếu bạn có các dấu hiệu chức năng gan kém sau:
- Vàng da
- Dễ chảy máu
- Chướng bụng
- Lú lẫn
- Buồn ngủ
Chẩn đoán và điều trị suy giảm chức năng gan
Chẩn đoán hội chứng suy chứng năng gan
Thực tế, có nhiều loại kiểm tra và xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng chức năng gan kém, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu: giúp bác sĩ xác định mức độ hoạt động của gan. Bạn cũng có thể cần làm xét nghiệm đo thời gian Prothrombin để giúp xác định thời gian đông máu. Với hội chứng suy chức năng gan cấp tính, máu sẽ đông chậm hơn bình thường.
- Các xét nghiệm hình ảnh: bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để xem bạn có tổn thương gan nào không và xác định nguyên nhân gây ra vấn đề này. Ngoài ra, bạn cũng có thể cần chụp CT, MRI để kiểm tra gan và mạch máu. Các xét nghiệm chức năng này sẽ giúp bác sĩ phát hiện một số nguyên nhân gây suy gan cấp tính, chẳng hạn như hội chứng Budd-Chiari hoặc các khối u. Thông thường, chụp CT và MRI thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ gan có vấn đề nhưng siêu âm không ra kết quả.
- Sinh thiết gan: bác sĩ có thể đề nghị làm sinh thiết gan để tìm hiểu nguyên nhân gây tổn thương gan.
Điều trị hội chứng suy giảm chức năng gan
Một số phương pháp phổ biến giúp phục hồi chức năng gan như:
Thuốc
Đối với suy gan do dùng quá liều paracetamol, bác sĩ có thể chỉ định thuốc acetylcystein để trung hòa lại lượng paracetamol. Một số loại thuốc khác cũng giúp phục hồi chức năng gan do ngộ độc nấm hoặc các chất khác.
Ngoài ra, để bảo vệ và hỗ trợ quá trình chữa lành tái tạo gan, phục hồi chức năng gan khỏe mạnh, bạn có thể sử dụng các thuốc có chứa phospholipids và các vitamin (vitamin nhóm B và vitamin E).
Đã có nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc kết hợp các chất này sẽ giúp kiểm soát stress, oxi hóa do rượu và tiến trình tổn thương gan, từ đó có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa tổn thương gan.
Ghép gan
Nếu tình trạng chức năng gan kém do tổn thương trong thời gian dài, bác sĩ sẽ cố gắng phục hồi chức năng gan ở những mô còn khỏe mạnh. Nếu không được, bác sĩ sẽ tiến hành ghép gan cho bạn để thay thế một gan mới khỏe mạnh hơn.
Nếu không tiến hành phục hồi chức năng gan, bạn sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng sau đây:
- Phù não: suy gan không chỉ gây tích tụ dịch ở bụng mà còn ở não, dẫn đến huyết áp cao ở những khu vực này.
- Các vấn đề về đông máu: suy chức năng gan có thể khiến máu không đông nhanh được và làm bạn có nguy cơ bị chảy máu quá nhiều.
- Nhiễm trùng, như viêm phổi và nhiễm trùng đường tiểu.
- Suy thận
Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, để giúp phòng ngừa suy giảm chức năng gan, bạn không thể bỏ qua các sản phẩm có công thức kết hợp phospholipid, vitamin nhóm B và vitamin E để giúp cơ quan này luôn khỏe mạnh nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
1. What You Should Know About Hepatic Failure
https://www.healthline.com/health/hepatic-failure#diagnosis
2. Acute liver failure
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-liver-failure/symptoms-causes/syc-20352863
3. What Is Liver Failure?
https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-liver-failure#1