Bệnh suy gan nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khoẻ. Nếu như chủ quan cũng như không tìm hiểu biện pháp điều trị hoặc phòng ngừa, tình trạng này sẽ tiến triển nhanh chóng theo chiều hướng xấu.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau. Nó có trách nhiệm xử lý mọi thứ bạn hấp thụ vào cơ thể, chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng để cơ thể sử dụng. Gan cũng sẽ lọc các chất độc hại, chẳng hạn như rượu, ra khỏi máu của bạn và giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.
Do vậy, khi gan bị tổn thương, bạn có thể bị suy gan, dẫn đến suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin mà bạn cần biết về bệnh suy gan cũng như những biện pháp để bảo vệ sức khỏe của gan khỏi những nguy cơ tiềm ẩn.
1. Suy gan là gì? Có mấy loại suy gan?
Suy gan là một tình trạng suy yếu chức năng gan, là hậu quả của rất nhiều bệnh đe dọa tính mạng cần được điều trị y tế khẩn cấp. Suy gan được xem như giai đoạn cuối của bệnh gan, khi mắc phải, gan sẽ gần như hoàn toàn mất đi chức năng vận hành. Theo các chuyên gia, suy gan sẽ chia thành 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Bên cạnh đó, các giai đoạn của suy gan gồm:
- Giai đoạn 1 (Viêm): Trong giai đoạn đầu, gan của bạn sẽ bị viêm và sưng lên.
- Giai đoạn 2 (Sẹo ở gan): Nếu tình trạng viêm không được điều trị, lâu dần sẽ gây ra sẹo hoặc xơ. Khi mô sẹo tích tụ trong gan, chúng sẽ ngăn không cho máu lưu thông và khiến gan bị quá tải do phải làm việc cật lực hơn.
- Giai đoạn 3 (Xơ gan): Khi mô sẹo dần chiếm số lượng nhiều hơn trong gan, bộ phận này sẽ không thể thực hiện chức năng vốn có hoặc thậm chí dừng hoạt động.
- Giai đoạn 4 (Suy gan): Khi bước vào giai đoạn này, ngoài việc gan gần như không thể hoạt động mà bạn còn có khả năng cao gặp phải các biến chứng khác, chẳng hạn như sưng gan, chảy máu trong, mất chức năng thận, tích dịch trong bụng và các vấn đề về phổi.
Vậy những triệu chứng suy gan nào thường gặp, và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay bên dưới.
2. Triệu chứng và biểu hiện suy gan
Một số dấu hiệu và biểu hiện suy gan mà bạn có thể cần chú ý đến gồm:
- Ngứa
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Cổ trướng
- Ăn mất ngon
- Vàng da vàng mắt
- Chân bị phù nề
- Sút cân đột ngột
- Tiêu chảy thường xuyên
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
3. Nguyên nhân gây nên chứng suy gan?
Nguyên nhân của suy gan có thể phụ thuộc vào loại suy gan đang hiện diện: Cấp tính hoặc mãn tính.
Nguyên nhân gây ra suy gan cấp tính
Thủ phạm khiến suy gan cấp tính xuất hiện gồm:
- Dùng quá liều acetaminophen
- Viêm gan vi-rút, chẳng hạn như viêm gan A, B hoặc E
- Phản ứng với thuốc theo toa như thuốc kháng sinh, NSAID hoặc thuốc chống động kinh
- Gặp vấn đề về khả năng trao đổi chất, chẳng hạn như bệnh Wilson
- Gặp vấn đề về hệ miễn dịch, chẳng hạn như viêm gan tự miễn
- Các tình trạng ảnh hưởng đến các tĩnh mạch của gan, chẳng hạn như hội chứng Budd-Chiari
Có nhiều triệu chứng lâm sàng để nhận biết suy gan cấp tính
Nguyên nhân gây ra suy gan mạn tính
Suy gan mạn tính xảy ra do tổn thương phát triển dần theo thời gian thay vì xuất hiện một cách đột ngột. Điều này có thể dẫn đến xơ gan. Nguyên nhân khiến suy gan mạn tính xuất hiện gồm:
- Lạm dụng rượu bia
- Viêm gan tự miễn
- Nhiễm viêm gan B hoặc C mạn tính
- Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
Các bệnh ảnh hưởng đến đường mật, chẳng hạn như viêm đường mật
4. Các cách chẩn đoán suy gan
Một số biện pháp giúp chẩn đoán suy gan là:
- Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm chức năng gan sẽ giúp đánh giá mức độ của các protein và enzyme khác nhau trong máu, từ đó đưa ra kết luận bạn có bị suy gan hay không.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ cũng có thể thực hiện công thức máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm bệnh viêm gan do virus, các tình trạng di truyền có thể gây tổn thương gan.
- Xét nghiệm hình ảnh: Các hình thức xét nghiệm bằng hình ảnh như siêu âm, CT scan hoặc MRI có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng gan của bạn một cách tốt hơn.
- Sinh thiết gan: Lấy mẫu mô từ gan có thể giúp bác sĩ xem liệu suy gan có đang xuất hiện hay không cũng như hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây ra.
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán suy gan
5. Biện pháp điều trị suy gan
Vì tổn thương gan dẫn đến suy gan, nên việc điều trị liên quan đến việc giải quyết những gì gây ra tổn thương gan. Ví dụ: thuốc kháng virus có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng viêm gan do virus hoặc thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng nhằm đẩy lùi chứng viêm gan tự miễn.
Theo các tổ chức y tế, tổn thương từ các giai đoạn viêm và xơ hóa của suy gan có thể được hồi phục và chữa lành theo thời gian nếu được xác định và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu như bạn bị xơ gan nặng thì sẽ cần đến biện pháp ghép gan.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ khuyến khích bạn thay đổi lối sống, chẳng hạn như kiêng rượu bia thuốc lá, giảm cân hoặc hạn chế sử dụng một số loại thuốc nhất định để nâng cao khả năng lành bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc hỗ trợ để tăng cường sức khỏe của gan, sản phẩm thuốc nên sở hữu đủ những yếu tố như sau nhằm đem đến cho lá gan điều tốt nhất:
- Phospholipid thiết yếu: Đây là thành phần có nhiệm vụ tái tạo cũng như sửa chữa các mô gan đang bị tổn thương.
- Vitamin nhóm B (B1,B2,B3,B6,B12): Vitamin nhóm B sẽ hỗ trợ tăng cường giải độc cho gan. Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp năng lượng để bộ phận này hoạt động hiệu quả hơn.
- Vitamin E: Vitamin E là chất chống oxy hóa nổi tiếng, đóng góp vai trò quan trọng trong cơ thể như tham gia chuyển hóa của các tế bào. Bên cạnh đó, vitamin E còn giúp chuyển hóa vitamin B12 thành dạng hoạt động, hỗ trợ vitamin nhóm B phát huy công dụng hiệu quả.
6. Suy gan nên được phòng ngừa như thế nào?
Một trong những cách dễ nhất để ngăn ngừa bệnh suy gan là hạn uống rượu cũng như thức uống có cồn. Các chuyên gia đã khuyến cáo bạn không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày cũng như không uống rượu khi bạn đang dùng acetaminophen. Ngoài ra, các biện pháp bạn có thể áp dụng nhằm bảo vệ sức khỏe tốt hơn gồm:
-
- Không dùng chung bất kỳ vật dụng vệ sinh cá nhân nào, bao gồm cả bàn chải đánh răng và dao cạo râu
- Thực hiện một chế độ ăn uống làm mạnh, bao gồm rau củ quả trái cây tươi cũng như thịt
- Tiêm vắc xin viêm gan hoặc tiêm globulin miễn dịch để ngăn ngừa viêm gan A và B
- Luôn vệ sinh tay sau khi đi ra ngoài về cũng như khi chế biến thực phẩm
- Nếu quan hệ tình dục, bạn hãy nhớ sử dụng bao cao su
- Duy trì thói quen vận động thể chất
- Hạn chế tình trạng quá cân
Bệnh suy gan có thể được phòng tránh từ việc thay đổi những thói quen nhỏ hằng ngày, xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Bạn có thể bổ sung thêm các viên uống hỗ trợ gan hiệu quả có chứa các thành phần có lợi cho sự hoạt động của lá gan.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
1. What You Should Know About Hepatic Failure
https://www.healthline.com/health/hepatic-failure
2. Acute liver failure
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-liver-failure/symptoms-causes/syc-20352863
3. What Is Liver Failure?
https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-liver-failure