Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh gan nhiễm mỡ đang ngày càng gia tăng mỗi năm. Căn bệnh này có thể được điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn. Vậy cụ thể, người bệnh gan nhiễm mỡ ăn gì? Bệnh gan nhiễm mỡ kiêng những gì? Hãy tham khảo phần nội dung dưới đây để có được thông tin chi tiết hơn bạn nhé!
1. Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là gì? Những ai mắc phải chứng gan nhiễm mỡ thường sẽ có tình trạng kháng insulin – một loại hormon có chức năng chuyển hóa lượng carbohydrate trong cơ thể. Điều đó có nghĩa là cơ thể người bệnh tạo ra insulin nhưng không thể sử dụng tốt dẫn đến glucose tích tụ trong máu và gan biến nó thành lượng mỡ dư thừa.
Nếu tình trạng này thông thường bị gây ra bởi thói quen ăn uống hằng ngày, vậy cụ thể người bị bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì, hay là gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì? Đối với những bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu có thể giảm bớt tình trạng này bằng chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ: giảm chất béo, giảm lượng đường. Dưới đây sẽ là một số chất dinh dưỡng cần thiết, những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh bạn cần lưu ý.
Những chất dinh dưỡng cần cho người bị gan nhiễm mỡ:
- Axit béo omega-3: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung dưỡng chất này có thể cải thiện sức khỏe gan ở người lớn và trẻ em bị gan nhiễm mỡ. Bạn có thể tìm thấy chúng trong cá, dầu cá ,dầu thực vật, các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó), hạt lanh và dầu hạt lanh.
- Chất béo không bão hòa đơn có thể làm giảm hàm lượng lipid trong gan vậy nên bạn có thể bổ sung các thực phẩm như ô liu, quả hạch và quả bơ vào bữa ăn của mình.
- Vitamin D làm tăng độ nhạy cảm của insulin với glucose, hạn chế tích trữ chất béo ở gan bằng cách điều chế dòng axit béo tự do. Chính vì thế, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ.
- Người bệnh có thể hấp thu vitamin D bằng cách tắm nắng hoặc bổ sung các sản phẩm từ sữa ít béo.
- Betaine: nhiều nghiên cứu đã chứng minh được khả năng bảo vệ gan khỏi quá trình tích tụ chất béo, bạn có thể tìm thấy chúng từ các thực phẩm như mầm lúa mì và tôm.
Danh sách thực phẩm cho người bị gan nhiễm mỡ
Dưới đây là danh sách thực phẩm cho người bị gan nhiễm mỡ mà bạn có thể bổ sung hàng ngày. Bạn có thể giải đáp thắc mắc cho mình về câu hỏi gan nhiễm mỡ nên ăn uống gì?
- Cá và hải sản
- Các loại ngũ cốc
- Quả hạch
- Dầu ô liu
- Rau
- Bơ
- Cây họ đậu
- Cà phê
- Trà xanh
- Tỏi sống
- Rau xanh
Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ cụ thể trong 1 tuần:
Để không còn lăn tăn về vấn đề gan nhiễm mỡ nên ăn uống gì?, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn thực đơn chi tiết giúp giảm cân, giảm chất béo trong thời gian 7 ngày.
Thứ hai
- Bữa sáng: Cháo/ bột yến mạch
- Bữa trưa: Salad rau quả và một quả chuối
- Bữa tối: Cơm gạo lứt với ức gà nướng
Thứ ba
- Bữa sáng: Bánh mì nướng muối ớt (nên sử dụng bánh gạo lứt) và tráng miệng với 2 quả táo
- Bữa trưa: Súp rau củ, salad đậu và tráng miệng với sữa chua ít béo
- Bữa tối : Ớt chuông nhồi hạt diêm mạch (không sử dụng dầu)
Thứ tư
- Bữa sáng : Bánh pudding hạt chia và quả mọng
- Bữa trưa : Cà tím chưng ức gà và ăn tráng miệng với trái cây tươi
- Bữa tối: Đậu hũ nướng
Thứ năm
- Bữa sáng: Gỏi trứng rán
- Bữa trưa : Salad đậu lăng với trứng luộc
- Bữa tối: Sinh tố củ cải, cá hồi nướng và salad rau xanh
Thứ sáu
- Bữa sáng: Sữa chua ít béo với quả mọng hoặc trái cây khác
- Bữa trưa: Ức gà cuộn rau
- Bữa tối: Salad trộn rau củ
Thứ bảy
- Bữa sáng : Trái cây tươi và các loại hạt
- Bữa trưa : Súp cá ngừ và rau xanh
- Bữa tối: Đậu cove luộc và salad cải xoăn
Chủ nhật
- Bữa sáng: Bánh mì nướng với phô mai ít béo
- Bữa trưa : Đậu xanh hầm
- Bữa tối : Đậu xanh rang ức gà
Thực đơn trên chỉ mang tính chất tham khảo nhằm giúp bạn giải đáp câu hỏi gan nhiễm mỡ ăn gì, bạn có thể tùy chỉnh theo sở thích cá nhân của mình.
2. Người bệnh gan nhiễm mỡ kiêng những gì?
Thêm thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống là một cách để kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho gan nhiễm mỡ cũng có những loại thực phẩm mà bạn cần tránh. Cụ thể như sau:
- Rượu: là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan nhiễm mỡ. Rượu ảnh hưởng đến gan, góp phần gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ và các vấn đề khác ở gan chẳng hạn như xơ gan. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia để bảo vệ gan tốt hơn.
Hạn chế tối đa bia rượu trong khi điều trị gan nhiễm mỡ
- Thực phẩm chứa nhiều đường: đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tăng lượng đường trong máu và làm tăng chất béo trong gan. Cụ thể hơn, bạn cần hạn chế ăn các sản phẩm như: kẹo, nước ngọt, kem, bánh ngọt,…
- Hạn chế đồ ăn chiên rán: Các thực phẩm được chế biến bằng cách chiên ngập trong dầu sẽ khiến món ăn chứa nhiều chất béo hơn. Khi ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán bạn đã vô tình nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo. Vậy nên những món ăn nhanh như: khoai tây chiên, gà rán,… là những món ăn mà người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng cử.
- Không nên ăn quá mặn: Thói quen cho quá nhiều muối hoặc gia vị vào món ăn hằng ngày sẽ làm ảnh hưởng đến huyết áp, làm rối loạn hệ thống renin-angiotensin dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ.
- Ngũ cốc tinh chế: Đây là loại thực phẩm chứa lượng carbs khá lớn, có thể làm tăng cân và làm trầm trọng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ. Mì ống, bánh mì trắng, bánh mì kẹp thịt,… đều được làm từ ngũ cốc chế biến sẵn và là những món bạn nên tránh nếu bị gan nhiễm mỡ.
Bài viết trên bên là toàn bộ nội dung cho người bệnh gan nhiễm mỡ và cách ăn uống khoa học mỗi ngày. Chúng tôi hi vọng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích cho thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn gì hay kiêng gì. Chúc bạn có được sức khỏe như ý muốn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
1. Fatty liver disease diet.
https://www.webmd.com/hepatitis/fatty-liver-disease-diet
2. Fatty liver – What is it and how to get rid of it.
https://www.healthline.com/nutrition/fatty-liver#section6
3. Fatty liver: Meal plan for a week.
https://www.fattyliverdiary.com/fatty-liver-meal-plan-for-a-week/
4. Do you have fatty liver? These are the foods you should eat and avoid.
5. 12 foods to help fatty liver reversal.
https://www.healthline.com/health/fatty-liver-diet#diet-plan