Bệnh viêm gan đang ngày một phổ biến và có nguy cơ chuyển thành căn bệnh mãn tính, cũng như gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không phát hiện kịp thời. Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin sơ lược về bệnh viêm gan cũng như biện pháp phòng ngừa.
1. Bệnh viêm gan là gì?
Gan là cơ quan nằm ở hạ sườn bên phải, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong toàn bộ cơ thể, bao gồm:
-
- Sản xuất mật, cần thiết cho tiêu hóa
- Lọc độc tố khỏi cơ thể của bạn
- Bài tiết bilirubin (một sản phẩm của các tế bào hồng cầu bị phân hủy), cholesterol, hormone và thuốc
- Chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein
- Kích hoạt các enzym – đây là các protein chuyên biệt cần thiết cho các chức năng của cơ thể
- Lưu trữ glycogen (một dạng của đường), khoáng chất và các vitamin (A, D, E và K)
- Tổng hợp protein trong máu, chẳng hạn như albumin
- Tổng hợp các yếu tố đông máu
Bệnh viêm gan là tình trạng gan bị tổn thương, đặc điểm chính là sự viêm nhiễm tại các tế bào gan. Bệnh này thường do nhiễm vi-rút, nhưng cũng có những nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh viêm gan. Chúng bao gồm viêm gan tự miễn và viêm gan xảy ra do hậu quả phụ của thuốc, ma túy, chất độc và rượu. Viêm gan tự miễn là một căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan.
Viêm gan là căn bệnh rất phổ biến nhưng thậm chí nhiều người còn không biết mình bị nhiễm bệnh. Phác đồ điều trị sẽ tùy thuộc vào loại viêm gan bạn mắc phải. Bạn có thể ngăn ngừa một số dạng viêm gan thông qua chủng ngừa và các biện pháp phòng ngừa trong lối sống.
2. Các loại bệnh viêm gan siêu vi
Bệnh viêm gan do virus được phân loại viêm gan thành A, B, C, D và E. Mỗi loại virus gây ra từng loại viêm gan khác nhau, bao gồm:
2.1. Viêm gan A
Viêm gan a là gì? là do nhiễm virus viêm gan A (HAV). Loại viêm gan này thường dễ lây nhiễm nhất khi tiêu thụ thực phẩm hoặc nước đã bị ô nhiễm bởi phân của người bị nhiễm viêm gan A.
2.2. Viêm gan B
Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của người đang mang virus viêm gan B trong người, chẳng hạn như máu, dịch tiết âm đạo hoặc tinh dịch. Ngoài ra quan hệ tình dục với bạn tình hoặc dùng chung dao cạo râu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
2.3. Viêm gan C
Viêm gan C xuất phát từ vi rút viêm gan C (HCV). Bệnh viêm gan C lây truyền qua bằng việc tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể bị nhiễm bệnh, điển hình là quan hệ tình dục. HCV là một trong những bệnh nhiễm virus qua đường máu phổ biến nhất.
2.4. Viêm gan D
Còn được gọi là viêm gan delta, viêm gan D là một bệnh gan nghiêm trọng do vi rút viêm gan D (HDV) gây ra. Bạn có khả năng bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với máu của người đang mang virus này trong người. Viêm gan siêu vi D là một dạng viêm gan hiếm gặp, chỉ xảy ra khi bị nhiễm viêm gan B. Virus viêm gan D không thể xuất hiện nếu không có sự hiện diện của bệnh viêm gan B.
2.5. Viêm gan E
Viêm gan E là một bệnh lây truyền qua đường nước do vi rút viêm gan E (HEV) gây ra. Viêm gan E chủ yếu được tìm thấy ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém.
3. Nguyên nhân gây viêm gan không nhiễm trùng
Sử dụng quá nhiều thức uống có cồn không tốt cho sức khoẻ của gan
Do rượu và các chất độc
Uống quá nhiều rượu bia có thể gây tổn thương tế bào gan và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này được gọi là viêm gan do rượu. Theo thời gian, bệnh có thể gây tổn thương vĩnh viễn, gây nên suy gan và xơ gan. Các nguyên nhân gây viêm gan do nhiễm độc bao gồm lạm dụng hoặc dùng quá liều thuốc và tiếp xúc với chất độc hại trong thời gian dài.
Viêm gan tự miễn là gì?
Trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch lầm tưởng gan là một đối tượng có hại và bắt đầu tấn công bộ phận này, từ đó gây ra tình trạng viêm liên tục trải dài từ nhẹ đến nặng. Bệnh viêm gan tự miễn cản trở chức năng gan và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh gấp 3 lần so với nam. Bệnh tiến triển mạn tính và dẫn đến xơ gan, cuối cùng sẽ là suy gan nếu không được điều trị kịp thời.
4. Triệu chứng viêm gan thường gặp
Những triệu chứng cũng như dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm gan là:
- Đau bụng
- Phân nhạt
- Ăn mất ngon
- Vàng da và mắt
- Sụt cân không lý do
- Nước tiểu sậm màu
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
5. Viêm gan được chẩn đoán như thế nào?
Để xác định xem bạn có bị bệnh viêm gan hay không, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả từ những xét nghiệm sau:
5.1. Tiền sử bệnh và kiểm tra thể chất
Để chẩn đoán viêm gan, trước tiên bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử của bạn để xác định bất kỳ yếu tố nguy cơ nào bạn có thể mắc phải đối với bệnh viêm gan truyền nhiễm hoặc do ngộ độc. Bên cạnh đó, trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể ấn nhẹ xuống bụng để xem có đau hay không cũng như cảm nhận xem gan có bị to ra không. Nếu da hoặc mắt của bạn có màu vàng, bác sĩ sẽ lưu ý điều này trong quá trình khám.
5.2. Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan sử dụng các mẫu máu để xác định mức độ hoạt động hiệu quả của gan. Kết quả bất thường của các xét nghiệm này có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy gan đang có vấn đề, đặc biệt nếu bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào khi khám sức khỏe về bệnh gan. Mức men gan cao có thể cho thấy gan của bạn đang bị căng thẳng, bị tổn thương hoặc hoạt động không bình thường.
5.3. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh
Nếu xét nghiệm chức năng gan của bạn bất thường, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu các xét nghiệm máu để phát hiện nguồn gốc của vấn đề. Các xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra virus gây viêm gan. Chúng cũng được sử dụng để kiểm tra các kháng thể thường gặp trong các tình trạng như viêm gan tự miễn.
Viêm gan là tình trạng viêm nhiễm ở các tế bào gan. Nếu không được điều trị bệnh có thể diễn tiến đến xơ gan hoặc ung thư gan, cuối cùng dẫn đến tử vong. Vì vậy có thể nói viêm gan là kẻ giết người thầm lặng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm gan khác nhau nhưng hay gặp nhất là viêm gan do virus...
5.4. Siêu âm
Siêu âm bụng sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong ổ bụng của bạn. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát gan và các cơ quan lân cận, từ đó tiết lộ:
- Khối u gan
- Dịch lỏng trong bụng của bạn
- Tổn thương gan hoặc phình gan
- Bất thường trong túi mật của bạn
5.5. Sinh thiết gan
Sinh thiết gan là một thủ tục xét nghiệm xâm lấn nhằm lấy mẫu mô từ gan của bạn. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm đã ảnh hưởng đến gan của bạn như thế nào.
6. Phương pháp phòng ngừa viêm gan
6.1. Chú ý đến vấn đề vệ sinh
Tạo ra thói quen vệ sinh tốt là một trong những cách quan trọng để tránh bị lây nhiễm bệnh viêm gan E và A, do đó hãy tránh:
- Ăn hải sản chưa nấu chín
- Trái cây và rau chưa qua sơ chế kỹ lưỡng
- Uống nước đá từ những nơi chưa rõ nguồn cung cấp
Viêm gan B, C và D lây nhiễm qua máu bị ô nhiễm có thể được ngăn ngừa bằng cách:
- Không dùng chung dao cạo râu
- Không chạm trực tiếp vào máu
- Không sử dụng bàn chải đánh răng của người khác
Viêm gan B và C cũng có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Do đó nên sử dụng bao cao su để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
6.2. Vaccine
Việc dùng vắc xin là chìa khóa quan trọng để ngăn ngừa bệnh viêm gan. Hiện có các loại vắc xin để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh viêm gan A và B. Các chuyên gia vẫn đang nỗ lực điều chế vắc xin chống lại bệnh viêm gan C.
6.3. Thuốc hỗ trợ gan
Thuốc bổ trợ chứa phức hợp Phospholipid, vitamin nhóm B và vitamin E là biện pháp bảo vệ gan khá hữu ích, đặc biệt khi bạn đang gặp phải các bệnh lý khác như tiểu đường, ăn uống kém, sử dụng rượu bia trong thời gian dài hoặc bị rối loạn đường tiêu hóa lâu năm. Thuốc bổ trợ sẽ giúp tái tạo, tăng cường giải độc, bảo vệ gan trước nhiều nguyên nhân, yếu tố (virus, thuốc, rượu).
1. Hepatitis
https://www.healthline.com/health/hepatitis#types
2. Can I Prevent Hepatitis?
https://www.webmd.com/hepatitis/understanding-hepatitis-prevention
3. Hepatitis
https://medlineplus.gov/hepatitis.html