Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ nhiều chất béo trong gan, có thể làm tổn thương và dẫn đến suy giảm chức năng gan. Vậy gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Bệnh lý này có điều trị được hay không?
Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết bên dưới nhé.
Các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
Mặc dù lá gan khỏe mạnh vẫn chứa một ít chất béo, nhưng khi lượng tích tụ vượt quá 5% trọng lượng gan thì sẽ trở thành vấn đề sức khỏe. Sau đây là ba giai đoạn tiến triển của bệnh:
Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ 1
Trong giai đoạn này, lượng mỡ tích tụ trong gan sẽ chiếm từ 5 – 10% trọng lượng gan, gây ra viêm gan nhiễm mỡ và bắt đầu làm tổn thương các tế bào gan. Ở một số người, giai đoạn này sẽ không biểu hiện ra bất kỳ triệu chứng nào, mà bệnh chỉ được phát hiện thông qua kiểm tra định kỳ. Nhưng ở một số người sẽ có một vài biểu hiện sau:
- Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu
- Đau ở phía trên bên phải của bụng
Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ 2
Quá trình này còn được gọi là quá trình xơ hóa. Các vị trí bị tổn thương ở gan sẽ dần hình thành mô sẹo do tình trạng viêm liên tục trong thời gian dài. Các mô sẹo có thể hạn chế lưu lượng máu trong gan và khiến các tế bào gan khỏe mạnh chết dần.
Xơ hóa ở giai đoạn từ nhẹ đến trung bình thường không gây ra triệu chứng, cho nên một số người có thể bị tổn thương gan trong thời gian dài mà không hay biết, cho đến khi các triệu chứng xơ gan xuất hiện.
Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ 3
Các mô sẹo ngày càng lan rộng, thay thế dần các mô khỏe mạnh và cuối cùng là có thể ngăn chặn hoàn toàn chức năng gan. Đây là giai đoạn nặng nhất, gan nhiễm mỡ đã bị biến chứng thành xơ gan và gây ra các tổn thương vĩnh viễn. Sau đây là một số triệu chứng của xơ gan:
- Đau bụng
- Ăn mất ngon
- Sút cân nghiêm trọng
- Buồn nôn
- Ngứa da
- Vàng da, mắt bị vàng
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
- Nước tiểu sẫm màu
- Tích tụ chất lỏng trong bụng (cổ trướng)
- Sưng (phù nề) ở chân
- Các mạch máu dưới da giống như mạng lười
- Nở ngực ở nam giới
Đối tượng nào dễ mắc gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ do rượu
Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là những người uống nhiều rượu. Theo định nghĩa của CDC Hoa Kỳ là trên 15 ly mỗi tuần với nam giới và trên 8 ly đối với phụ nữ. Nguyên nhân vì rượu có thể làm thay đổi một số quá trình trao đổi chất trong gan và tạo ra các sản phẩm chuyển hóa có thể liên kết được với axit béo. Kết quả của sự kết hợp này là hình thành các loại chất béo có thể tích tụ trong gan.
Ngoài việc uống nhiều rượu, dưới đây là các yếu tố nguy cơ khác như:
- Lớn tuổi
- Di truyền học
- Béo phì
- Hút thuốc
- Có tiền sử mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm gan C
Gan nhiễm mỡ không do rượu
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
- Thừa cân hoặc béo phì
- Bệnh tiểu đường loại 2
- Hội chứng chuyển hóa như kháng insulin, huyết áp cao, cholesterol cao và lượng chất béo trung tính cao
- Dùng một số loại thuốc như methotrexate (Trexall), tamoxifen (Nolvadex) và amiodarone (Pacerone)
- Tiền sử một số bệnh nhiễm trùng như viêm gan C
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (một đường thở bị tắc nghẽn khiến quá trình thở ngừng lại và bắt đầu trong khi ngủ).
- Các tình trạng di truyền hiếm gặp như bệnh Wilson hoặc bệnh giảm tiểu đường máu
Người bị gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối có chữa được không?
Khi một người bị gan nhiễm mỡ mức độ 3 gây ra biến chứng xơ gan, có nghĩa là gan đã bị tổn thương vĩnh viễn và không thể điều trị được. Xơ gan không được điều trị sẽ dẫn đến suy gan hoặc ung thư gan và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Nhưng thực tế, vẫn có rất nhiều ca bệnh xơ gan được phát hiện sớm hơn và kiểm soát thành công thông qua sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật ghép gan, từ đó, có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Ngược lại, đối với các trường hợp gan nhiễm mỡ từ nhẹ đến trung bình, người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống là có thể cải thiện bệnh nhanh chóng, như:
- Tập thể dục điều độ, thường xuyên
- Giữ cân nặng vừa phải
- Kiểm tra viêm gan B hoặc viêm gan C định kỳ
- Khám sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện hình ảnh gan nhiễm mỡ và điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng xảy ra.
- Cai thuốc lá và cai rượu
- Ăn chế độ ăn uống lành mạnh như ít muối, ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày, cân bằng các nhóm thực phẩm và tập trung vào chất xơ
- Uống nhiều nước để có thể giúp giữ nước cho cơ thể và cải thiện sức khỏe gan.
- Hạn chế bổ sung quá nhiều vitamin A, vitamin D
Thực chất các biện pháp được nêu ra trên đây không chỉ giúp điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ ở cấp độ nhẹ, mà còn giúp phòng ngừa bệnh ở những người bình thường. Ngoài ra, nhằm để bảo vệ gan hơn, mọi người có thể sử dụng thuốc uống bổ sung các thành phần tốt cho gan như Phospholipids, vitamin B và vitamin E. Trong đó:
- Phospholipids là thành phần thiết yếu của màng tế bào, giúp tái tạo và sửa chữa màng tế bào bị tổn thương
- Các nhóm vitamin B giúp tăng cường giải độc cho gan, cải thiện quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho gan
- Vitamin E là chất chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ gan trước những tác nhân gây tổn thương
Sự kết hợp của bộ ba chất này sẽ giúp bảo vệ gan trước những nguyên nhân gây tổn thương như rượu, virus và hỗ trợ sửa chữa các tế bào gan. Vậy nên sẽ giúp phòng ngừa các tác nhân gây bệnh hoặc thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã biết được các cấp độ của gan nhiễm mỡ, cũng như biết cách phòng ngừa căn bệnh phổ biến này.
Fatty Liver Disease
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15831-fatty-liver-disease
What to Know About Fatty Liver Disease
https://www.healthline.com/health/fatty-liver
What is the life expectancy for cirrhosis of the liver?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/cirrhosis-of-the-liver-life-expectancy
The Progression of Liver Disease
https://liverfoundation.org/for-patients/about-the-liver/the-progression-of-liver-disease /#cirrhosis-severe-scarring
Nonalcoholic Fatty Liver Disease
https://www.healthline.com/health/nonalcoholic-fatty-liver-disease