Gan là cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có loại bỏ chất độc trong máu. Khi chức năng gan bị suy giảm do virus hoặc các bệnh lý nhất định, độc tố không được loại bỏ và tích tụ dần trong cơ thể, gây ra các biểu hiện bất thường trên da. Tình trạng này được gọi là dị ứng do suy giảm chức năng gan. Vậy đâu là những dấu hiệu của dị ứng gan ngứa do gan? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
1. Ngứa da
Ngứa da là một triệu chứng của bệnh gan mạn tính. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh cũng bị ngứa do gan. Bạn có thể bị ngứa tại một khu vực cụ thể, chẳng hạn như cẳng tay, hoặc ngứa toàn thân. Nếu bạn chỉ ngứa trong khoảng thời gian ngắn thì đây không phải là tình trạng nguy hiểm.
Tuy nhiên, bị ngứa do gan kéo dài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Ngứa da là triệu chứng phổ biến của bệnh gan mãn tính
Nguyên nhân ngứa da
Hiện nay, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa tình trạng ngứa da do dị ứng suy giảm chức năng gan với các bệnh toàn thân vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sau có thể khiến bạn bị ngứa da do gan:
- Muối mật: Bệnh gan có thể làm tăng nồng độ muối mật. Các muối mật này sẽ tích tụ dưới da và gây ngứa. Tuy nhiên, không phải ai mức muối mật cao đều bị ngứa. Thực tế, một số người có nồng độ bình thường vẫn bị ngứa do gan.
- Mức histamine cao: Mức histamine cao có thể gây ngứa. Thông thường, những người có bệnh gan ứ mật sẽ có mức histamine cao. Ngoài ra, các thuốc kháng histamine thường không điều trị được tình trạng này.
- Các chất dẫn truyền thần kinh: Theo các nhà nghiên cứu, serotonin và opioid có thể gây ngứa ở những người bị bệnh gan. Ở những người này, quá trình sản xuất opioid trong cơ thể có thể cao hơn. Điều trị bằng thuốc đối kháng opioid có thể làm giảm mức độ ngứa.
Bên cạnh đó, serotonin có thể thay đổi nhận thức về cơn ngứa của một người, khiến họ cảm thấy ngứa nhiều hơn. Sử dụng các chất ức chế tái hấp thu serotonin cũng có thể giúp kiểm soát chứng ngứa.
Điều trị ngứa da
Ngứa do dị ứng gan thường không thể tự khỏi mà cần phải được điều trị. Tuy nhiên, vì nguyên nhân gây ra vấn đề này không rõ ràng nên việc điều trị có thể gặp khó khăn. Để giúp giảm thiểu triệu chứng, bạn có thể:
- Dưỡng ẩm da
- Tắm bằng nước lạnh
- Chườm khăn lạnh lên vùng da bị ảnh hưởng
- Không nên ở những nơi quá nóng vì sẽ kích hoạt cơn ngứa
- Mặc quần áo rộng thoải mái
- Tránh gãi hoặc làm trầy chỗ ngứa
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định một thuốc uống để điều trị tình trạng này.
2. Nổi mẩn đỏ
Một biểu hiện khác ở da khi bị dị ứng do suy giảm chức năng gan là nổi mẩn đỏ. Thông thường, triệu chứng này liên quan đến viêm gan siêu vi C. Người bệnh sẽ xuất hiện các mẩn đỏ kèm theo ngứa ở một vùng. Nếu nghiêm trọng hơn, mẩn ngứa do gan có thể lan rộng toàn thân. Đôi khi, việc tiêm thuốc trong quá trình điều trị viêm gan C cũng gây nổi mẩn ngứa do gan. Bên cạnh đó, các nốt mẩn đỏ thường xuất hiện nhất ở ngực, cánh tay và thân.
Nổi mẩn đỏ là một trong những triệu chứng liên quan đến bệnh gan
Điều trị mẩn ngứa do gan
Việc điều trị mẩn đỏ do dị ứng gan sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Nếu nổi mẩn ngứa là do viêm gan C cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng histamine và thuốc mỡ bôi tại chỗ giúp giảm ngứa.
Đối với nổi mẩn đỏ do viêm gan C mãn tính, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Nếu tình trạng dị ứng do suy giảm hoặc rối loạn chức năng gan này gây ra bởi các thuốc điều trị bệnh, bác sĩ sẽ thay đổi thuốc.
Ngoài ra, một số cách tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát mẩn ngứa do gan:
- Hạn chế ra nắng
- Tắm bằng nước ấm hoặc nước mát
- Sử dụng sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm, không mùi hương
- Thoa kem dưỡng da ngay sau tắm
3. Nổi mụn do gan
Khi gan làm việc quá nhiều, bị suy giảm chức năng sẽ gây ra da khô và ngứa, mụn và khiến da đổi màu. Khi gan không làm việc hiệu quả, các chất độc trong máu không được lọc khỏi máu và sẽ tích tụ trong máu. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng đào thải các chất độc theo các cách khác, chẳng hạn như đổ mồ hôi. Khi các độc tố thải ra ngoài qua lỗ chân lông, nó có thể gây kích ứng và viêm da. Từ đó, mụn sẽ hình thành. Một nguyên nhân khác khiến bạn bị nổi mụn do gan là các chất béo trong cơ thể không được phân hủy đúng cách do gan bị suy yếu.
Các chất béo này sẽ trôi nổi trong máu và được tuyến sản xuất dầu trên da sử dụng để sản xuất bã nhờn. Tuy nhiên, điều này lại gây ra rất nhiều vấn đề. Các chất béo này có thể làm đảo lộn lớp dầu tự nhiên trên da vì chúng thường chứa các chất độc hại. Lớp bã nhờn ngày càng dày sẽ gây ra mụn.
Vấn đề về gan cũng có thể gây ra mụn trên da
Điều trị nổi mụn do gan
Bạn có biết chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc điều trị nổi mụn do gan. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Bạn hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây, đồng thời hạn ăn thịt và dầu mỡ để tránh cho gan làm việc quá tải. Hãy ăn nhiều những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit amin và glucose (từ trái cây) để giúp các tế bào gan luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước lọc để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Cuối cùng, tập thể dục sẽ giúp điều trị nổi mụn do gan. Tập thể dục giúp thải độc tố, tăng cường tuần hoàn, bài tiết mồ hôi và giúp hệ bạch huyết vận động để chất thải có thể di chuyển.
4. Nổi mề đay
Dị ứng nổi mề đay ngứa là triệu chứng của các bệnh gan có kèm hiện tượng ứ tắc đường mật. Không giống với triệu chứng phản ứng dị ứng, nổi mề đay ngứa có thể kéo dài trong vòng vài giờ và để lại những mảng da màu nâu. Nổi mề đay thường xuất hiện dưới dạng các mảng da sần cục, màu đỏ và ngứa, có thể trông như vết côn trùng cắn.
Dị ứng nổi mề đay ngứa có thể lan rộng khắp cơ thể, gây mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa. Thông thường để điều trị mề đay, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kháng histamine.
Những nốt mề đay sần và ngứa , gây mẩn đỏ khó chịu
Nhìn chung, dị ứng do suy giảm chức năng gan có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị dị ứng gan được đề cập phía trên, bạn cũng nên sử dụng các thuốc bổ gan có chứa phospholipid và vitamin B, E. Trong đó, phospholipid giúp tái tạo và sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị. Vitamin nhóm B giúp giải độc gan và duy trì chức năng gan. Vitamin E giúp bảo vệ gan trước các tác nhân gây tổn thương (như virus viêm gan, rượu, thuốc…). Ngoài ra, người khỏe mạnh cũng có thể bổ sung các chất này để duy trì chức năng gan, phòng ngừa các bệnh về gan (gan nhiễm mỡ, xơ gan).
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
1. Liver disease and itching
https://www.healthline.com/health/liver-disease-and-itching#treatment
2. Hepatitis and rash
https://www.healthline.com/health/your-rash-caused-by-hepatitis-c#treatment-and-preve ntion
3. Poor liver health and acne
https://balanceone.com/blogs/news/poor-liver-health-and-acne
4. Hepatitis skin problem