Trang chủ > Câu hỏi thường gặp > Bệnh lý về gan
Chào bạn,
Đối với bệnh viêm gan virus B: Đây là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các biện pháp điều trị hiện nay rất tốt, và không quá tốn kém, giúp kiểm soát tốt virus, hạn chế ảnh hưởng tổn thương gan, qua đó giảm thiểu nguy cơ xơ gan, ung thư gan. Hiện nay có biện pháp điều trị bằng thuốc uống, hoặc điều trị bằng thuốc chích. Có một số tiêu chuẩn điều trị (về giai đoạn bệnh, về đặc điểm bệnh nhân (tuổi, giới tính, …) về hiệu quả, cũng như kinh phí giúp bác sĩ lựa chọn biện pháp điều trị nào là thích hợp nhất cho bệnh nhân.
Trong trường hợp bạn bị viêm gan siêu vi B, thể người lành mang bệnh, ban nên đi khám sức khỏe định kì và theo dõi diễn tiến của bệnh để để điều trị kịp thời khi có chỉ định. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm Livolin Forte giúp giải độc và tăng cường chức năng gan.
Chào bạn,
Đối với bệnh viêm gan virus B: Đây là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các biện pháp điều trị hiện nay rất tốt, và không quá tốn kém, giúp kiểm soát tốt virus, hạn chế ảnh hưởng tổn thương gan, qua đó giảm thiểu nguy cơ xơ gan, ung thư gan. Hiện nay có biện pháp điều trị bằng thuốc uống, hoặc điều trị bằng thuốc chích. Có một số tiêu chuẩn điều trị (về giai đoạn bệnh, về đặc điểm bệnh nhân (tuổi, giới tính, …) về hiệu quả, cũng như kinh phí) giúp bác sĩ lựa chọn biện pháp điều trị nào là thích hợp nhất cho bệnh nhân. Tùy theo tình hình bệnh mà bạn được chỉ định dùng thuốc hay không dùng thuốc. Vì vậy bạn cần khám sức khỏe định kì và tuân thủ phác đồ điều trị của Bác sĩ. Bên cạnh đó bạn cần giữ được phương pháp sinh hoạt khoa học và ăn uống hợp lý.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm Phospholid kết hợp Vitamin nhóm B, vitamin E giúp giải độc gan và tăng cường hiệu quả phục hồi chức năng gan, giảm các triệu chứng do viêm Gan virus. Chúc bạn vui khỏe!
Chào bạn,
Để biết được thực tế bệnh tình, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa gan.
Các chỉ số khác bạn cần làm:
+ Xét nghiệm các chỉ số men gan (SGOT, SGPT, GGT), chức năng gan, nguy cơ ung thư gan (AFB)
+ Xét nghiệm đánh giá viêm gan loại nào – viêm gan B hay viêm gan C hay bị cả hai .
+ Siêu âm gan, đo độ đàn hồi gan (đánh giá xơ gan)
Song song với xét nghiệm & điều trị bệnh, bạn cũng nên tham khảo cách bảo vệ gan thông qua các bài viết tại Mục Cẩm nang gan khỏe của chúng tôi tại …….nhé!
Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm và cho kết quả chính xác bạn nhé!
Chào anh,
Viêm gan B là bệnh nguy hiểm, do đó đối với người bệnh viêm gan B thì việc hạn chế và kiêng hẳn bia rượu và việc nên làm để bảo vệ sức khỏe.
Anh có thể tham khảo bài viết tại mục Cẩm nang gan khỏe của chúng tôi tại……. nhé!
Chúc anh vui khỏe.
Chào bạn, bệnh gan nhiễm mỡ chỉ loại bệnh lý mà trong tế bào gan có những giọt mỡ và bong bóng mỡ khác nhau nhiều hơn bình thường. Tiến triển của gan nhiễm mỡ dẫn đến viêm gan do mỡ, xơ hóa gan và xơ gan CỰC KỲ NGUY HIỂM.
Các nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, bệnh tiểu đường, chứng tăng mỡ máu, lười vận động, uống bia, rượu, có thói quen sinh hoạt không tốt.
Khi bị gan nhiễm mỡ bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, sử dụng sản phẩm bổ sung giúp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ….
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ có thể phân làm nhiều loại như:
– Gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng, lối sống: bao gồm thành phần thức ăn không hợp lí, có nhiều chất béo, nhiều đường, thói quen ăn uống không tốt (uống nhiều bia rượu), chế độ sinh hoạt không điều độ (ngồi nhiều, ít vận động, tinh thần suy nhược căng thẳng),
– Di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.
– Gan nhiễm mỡ do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, chì…
– Gan nhiễm mỡ do nội tiết: suy giáp, bệnh tiểu đường…
– Gan nhiễm mỡ do bệnh tự dịch.
– Gan nhiễm mỡ do dùng thuốc
– Do vi khuẩn, virus viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).
Triệu chứng thì thông thường gan nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng gì đáng kể. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể có một số triệu chứng:
– Mệt mỏi, yếu ớt, khó chịu, buồn nôn và bụng nôn nao khó chịu.
– Gan to
– Vàng da.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không do bia rượu đang ngày càng tăng lên.
Gan nhiễm mỡ không do rượu là thuật ngữ dùng để chỉ các tình trạng gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất béo trong tế bào gan. Thường thì lượng mỡ sẽ phải ít hơn 5% trọng lượng của gan. Một lá gan khỏe mạnh là chứa rất ít hoặc không có chất béo.
Giai đoạn đầu của bệnh gan nhiễm mỡ thường không có bất cứ ảnh hưởng nào đến cơ thể, tuy nhiên nếu để lâu sẽ làm tổn thương gan, và có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi từ > 40 có nguy cơ cao mắc bệnh này do các yếu tố như béo phì, bệnh đái tháo đường.
Việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo không tự làm cho gan nhiễm mỡ. Việc hấp thụ quá nhiều calo tạo ra nhiều chất béo để tích tụ trong gan. Bên cạnh đó, Chỉ số insulin cao góp phần làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.Một số nguyên nhân gây nên bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu gồm:
Những đối tượng ở độ tuổi trung niên
Những đối tượng đã từng thực hiện phẫu thuật dạ dày
Những người thừa cân ( chỉ số cơ thể từ 25-30) và béo phì ( trên 30)
Những người có chỉ số cholesterol và triglycerides cao
Những người cao huyết áp
Các đối tượng giảm cân nhanh
Viêm gan do thuốc là một vấn đề khá phổ biến hiện nay, với tỷ lệ lên đến 10% trong các phản ứng phụ do thuốc gây ra.
Thuốc gây tổn thương gan bằng cách nào?
Các thuốc gây tổn thương gan chủ yếu qua 2 cơ chế chính:
Tổn thương gan do phản ứng đặc dị (dị ứng đặc biệt ở từng bệnh nhân): Tổn thương gan là do cơ thể có phản ứng quá mức đối với thuốc, có thể xảy ra ở người này nhưng lại không gặp ở người khác. Cơ chế gây tổn thương gan không liên quan đến liều lượng hoặc thời gian sử dụng thuốc, có khi chỉ cần dùng một liều hoặc một viên thuốc vẫn có thể bị viêm gan. Loại viêm gan do thuốc này không thể biết trước.
Tổn thương gan do quá liều: Có một số thuốc mà người biết chắc là khi dùng liều cao, kéo dài hoặc khi sử dụng chung với một số thuốc khác sẽ gây tương tác thuốc do các thuốc này làm ảnh hưởng đến chức năng chuyển hoá, giải độc của gan, chẳng hạn như thuốc giảm đau hạ nhiệt thường dùng là paracetamol, thuốc kháng lao…
Trên thực tế, không có điều trị đặc hiệu nào cho viêm gan do thuốc hơn là việc ngừng loại thuốc gây ra bệnh. Người bệnh hãy ngừng ngay các thuốc nghi ngờ gây độc hại cho gan, kết hợp với điều trị hỗ trợ cùng các loại thuốc có chứa 3 bô phức hợp: Photpholipids, vitamin nhóm B, vitamin nhóm E, và chế độ ǎn uống hợp lý mới có thể làm cho bệnh thuyên giảm dần.
Thói quen ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ hiện nay. Tuy nhiên việc sử dụng rượu bia có làm gan nhiễm mỡ hay không vẫn còn là băn khoăn của nhiều người.
Rượu bia chỉ là 1 trong 4 yếu tố hàng đầu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
1.Thừa cân hay béo phì
Theo thống kê, có 80% đến 90% bệnh nhân béo phì mắc gan nhiễm mỡ. Béo phì càng nặng thì mức độ gan nhiễm mỡ cũng nặng hơn, lâu ngày sẽ có khả năng dẫn đến viêm gan thoái hóa mỡ và cuối cùng có thể tiến triển thành xơ gan.
2.Tiểu đường
Gan nhiễm mỡ ít phổ biến ở người tiểu đường type I, nhưng thường xuyên gặp ở bệnh nhân tiểu đường type II do có sự rối loạn về chuyển hoá chất béo. Ước tính, khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường type II mắc gan nhiễm mỡ.
Nếu bệnh nhân vừa mắc tiểu đường, vừa béo phì thì mức độ bị gan nhiễm mỡ càng cao, dễ có nguy cơ dẫn đến xơ gan.
3.Tăng mỡ máu
Tăng mỡ máu hay tăng lipid máu (bao gồm tăng triglyceride máu, tăng cholesterol máu hoặc cả hai) cũng thường kèm theo gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tương đối cao.
Việc thực hiện tốt chế độ ăn hợp lý mà chưa cần dùng đến thuốc để giảm mỡ máu cũng góp phần cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
4.Nghiện rượu
Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người nghiện rượu. Việc tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan là kết quả của nghiện rượu mãn tính làm mỡ bị ứ lại trong gan.
Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ không do rượu lại được chia thành nhiều nhóm khác nhau như do thừa cân, béo phì, do suy dinh dưỡng, do bệnh tiểu đường, do lạm dụng thuốc…Để điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh nhân cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
→ Người thừa cân nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học, giảm cân đúng cách, duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng.
→ Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên tăng cường bổ sung chất xơ và các thực phẩm có hàm lượng protein cao trong khẩu phần ăn hằng ngày. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, không ăn nội tạng động vật.
→ Tích cực tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân chú ý không nên tập quá sức, nên chọn những bộ môn nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi lội, cầu lông…
→ Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ do tiểu đường có thể được sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường như Actos, Avandia hoặc thuốc hạ cholesterol như lovastatin, Simvastatin (Zocor, Lescol) có thể thuyên giảm sự tiến triển của gan nhiễm mỡ. Việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Nhiễm độc gan có nguy hiểm không?
Gan có nhiệm vụ lọc mọi thứ “đi vào” cơ thể chúng ta. Nó loại bỏ rượu, thuốc và hóa chất trong máu. Sau đó, nó xử lý các chất độc hại rồi cơ thể sẽ đào thải thông qua nước tiểu hoặc mật. Vì gan phải lọc máu, nên đôi khi chất độc sẽ hình thành trong gan. Chúng có thể gây viêm và làm hỏng gan.
Nhiễm độc gan có thể từ nhẹ đến nặng. Nếu nhiễm độc gan liên tục tiếp diễn, sẽ dẫn đến sẹo gan vĩnh viễn hoặc xơ gan. Điều này có thể dẫn đến suy gan. Suy gan nặng nếu không được ghép gan, bệnh nhân có thể tử vong.
Điều gì làm tăng khả năng nhiễm độc gan?
Nguy cơ nhiễm độc gan sẽ tăng lên nếu bạn:
Dùng thuốc giảm đau quá thường xuyên, vượt quá liều khuyến cáo hoặc uống rượu trong thời gian dùng thuốc giảm đau.
Bạn đã mắc bệnh gan khác, như xơ gan, gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc viêm gan. Bạn uống rượu trong khi sử dụng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung.
Bạn làm việc trong môi trường sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp độc hại.
Bạn có đột biến gen ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan.
Nhiều cao tuổi và nữ giới có nguy cơ bị nhiễm độc gan cao hơn.
Phòng ngừa nhiễm độc gan như thế nào?
– Chỉ nên dùng thuốc khi cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.
– Thực hiện đúng theo hướng dẫn về liều lượng khuyến cáo trên bao bì thuốc.
– Không dùng các chất bổ sung có chứa các loại thảo dược có thể gây độc cho gan.
– Kiễm tra nhãn của bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào trước khi sử dụng.
– Nếu bạn đang phải dùng thuốc acetaminophen, thì đừng uống rượu.
– Tuân theo các quy định an toàn khi bạn làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất hoặc dung môi.
– Ở nhà, cần để thuốc, chất bổ sung và hóa chất tránh xa tầm tay của trẻ.
– Bổ sung 3 hoạt chất chính gồm Phospholipids, Vitamin nhóm B và Vitamin E để bảo vệ gan, giải độc gan, tái tạo gan.
CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
TIN TỨC LIÊN QUAN
TIN XEM NHIỀU