Mỗi lần gan bị tổn thương, nó sẽ tự sửa chữa và hình thành các mô sẹo. Khi quá nhiều mô sẹo tích tụ, cơ quan này không thể hoạt động bình thường và dẫn đến xơ gan. Vậy bệnh xơ gan là gì? Làm sao để phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau để hiểu rõ chi tiết hơn nhé!
Bệnh xơ gan là gì?
Xơ gan là tình trạng các mô sẹo dần thay thế các tế bào gan khỏe mạnh. Bệnh thường xảy ra trong một thời gian dài do nhiễm trùng hoặc nghiện rượu. Hầu hết trường hợp, bạn không thể khắc phục tổn thương cho gan, nhưng nếu phát hiện sớm, một số phương pháp điều trị có thể kiểm soát, cải thiện được vấn xơ gan.
Triệu chứng, biểu hiện bệnh xơ gan
Ban đầu bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng xơ gan nào. Nhưng theo thời gian, tổn thương gan ngày càng trầm trọng hơn, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu xơ gan như:
- Mệt mỏi và suy nhược
- Chán ăn và sụt cân
- Buồn nôn
Bạn cũng có thể dễ bị chảy máu hoặc bầm tím và sưng ở chân hoặc bụng. Ngoài ra, bạn sẽ nhận thấy các biểu hiện xơ gan ở da, chẳng hạn như:
- Vàng da (khi da và mắt của bạn chuyển sang màu vàng)
- Ngứa dữ dội
- Các mạch máu dạng mạng nhện trên da
- Lòng bàn tay đỏ hoặc móng tay trắng
Bên cạnh đó, một số người có thể gặp vấn đề về khả năng tập trung hoặc trí nhớ. Phụ nữ có thể ngừng kinh nguyệt. Nam giới mất ham muốn tình dục, bắt đầu phát triển ngực hoặc có tinh hoàn bị co rút.
Một số dấu hiệu xơ gan khác mà bạn có thể gặp là:
- Nôn ra máu
- Co thắt cơ nghiêm trọng
- Nước tiểu màu nâu
- Sốt
- Lá lách to
- Bệnh về xương, khiến xương dễ gãy hơn
Hãy nhớ rằng bạn có thể không có tất cả các triệu chứng xơ gan này và một số vấn đề trên cũng là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Do đó, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào nhé.
Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh xảy ra khi mỡ trong máu dư thừa quá nhiều, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nhiều người cho rằng căn bệnh này chỉ xảy ra ở những người béo phì...
Nguyên nhân dẫn đến xơ gan
Có rất nhiều yếu tố về bệnh lý và thói quen sinh hoạt làm tổn thương gan và dẫn đến xơ gan. Một số nguyên nhân xơ gan thường gặp có thể kể đến như:
- Lạm dụng rượu mãn tính
- Viêm gan siêu vi mãn tính (viêm gan B, C và D)
- Chất béo tích tụ trong gan (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu)
- Sự tích tụ sắt trong cơ thể (bệnh huyết sắc tố)
- Bệnh xơ nang
- Đồng tích tụ trong gan (bệnh Wilson)
- Các ống dẫn mật được hình thành kém (mất mật)
- Thiếu alpha-1 antitrypsin
- Rối loạn chuyển hóa đường di truyền (bệnh galactosemia hoặc bệnh dự trữ glycogen)
- Rối loạn tiêu hóa di truyền (hội chứng Alagille)
- Bệnh gan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn gây ra (viêm gan tự miễn)
- Phá hủy đường mật (xơ gan mật nguyên phát)
- Làm cứng và sẹo đường mật (viêm đường mật xơ cứng nguyên phát
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh giang mai hoặc bệnh brucella
- Lạm dụng các loại thuốc như methotrexate hoặc isoniazid
Biến chứng xơ gan là gì?
Một số biến chứng của xơ gan thường gặp như:
- Bầm tím và chảy máu: Xơ gan khiến gan làm chậm hoặc ngừng sản xuất các yếu tố đông máu. Khi máu không đông lại, tình trạng bầm tím và chảy máu có thể xảy ra tự phát.
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Đây là một nguyên nhân tiềm ẩn khác khiến người bệnh chảy máu nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng. Tĩnh mạch cửa mang máu từ ruột và lá lách đến gan. Xơ gan cản trở dòng chảy này, dẫn đến áp lực bên trong tĩnh mạch tăng cao. Kết quả là, máu được chuyển đến các tĩnh mạch nhỏ hơn có thể vỡ ra dưới áp lực tăng lên. Ngoài ra, các tĩnh mạch trong thực quản hoặc dạ dày có thể bị giãn rộng (giãn tĩnh mạch), khiến chúng dễ bị vỡ ra, chảy máu đe dọa tính mạng.
- Sưng và ứ dịch: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa cũng có thể gây tích tụ dịch ở chân (phù nề) hoặc bụng (cổ trướng). Phù và cổ trướng cũng có thể là do gan không có khả năng tạo đủ một số protein, chẳng hạn như albumin.
- Viêm màng bụng: Đây là một trong các biến chứng nguy hiểm của xơ gan. Tình trạng viêm xuất hiện khi dịch tích tụ trong ổ bụng bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh cần được chẩn đoán nhanh chóng và điều trị kịp thời.
- Vàng da: Vàng da là tình trạng da và lòng trắng của mắt bị vàng, cùng với nước tiểu sẫm màu, xảy ra khi gan bị bệnh không thể loại bỏ đầy đủ bilirubin khỏi máu.
- Ngứa nhiều: Gan sản xuất mật để hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo. Khi gan không hoạt động bình thường, mật có thể tích tụ và để lại cặn trên da gây ngứa dữ dội.
- Sỏi mật: Sỏi mật là một biến chứng xơ gan thường xảy ra ở ⅓ người bệnh, đặc biệt là những người bị tổn thương gan do uống nhiều rượu, nhiễm viêm gan C hoặc bệnh gan không nhiễm mỡ.
- Bệnh não gan: Do gan bị tổn thương không thể loại bỏ đầy đủ các chất độc ra khỏi máu, nên chúng có thể tích tụ trong não. Độc tố có thể làm suy giảm chức năng thần kinh và gây ra thay đổi nhân cách, hôn mê hoặc tử vong.
- Nhạy cảm với thuốc: Xơ gan làm suy giảm khả gan năng lọc thuốc từ máu, cho phép chúng tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài hơn mức lý tưởng. Điều này có thể tăng độ nhạy cảm với một số loại thuốc và làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Suy dinh dưỡng: Xơ gan làm giảm quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, dẫn đến suy nhược và giảm cân.
- Bệnh về xương: Xơ gan có thể dẫn đến biến chứng về xương. Một số người bị xơ gan thường có xương yếu và có nguy cơ gãy xương cao hơn.
- Tăng nguy cơ ung thư gan: Theo các nghiên cứu, một tỷ lệ lớn những người mắc ung thư gan đã bị xơ gan từ trước.
Có thể bạn quan tâm: Xơ gan có mấy giai đoạn
Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh xơ gan là gì?
Để chẩn đoán bệnh xơ gan, bác sĩ sẽ đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm alanine transaminase (ALT) và aspartate transaminase (AST)
- Xét nghiệm albumin
- Xét nghiệm bilirubin
- Xét nghiệm creatinin
- Xét nghiệm thời gian prothrombin
- Xét nghiệm natri máu
Xét nghiệm hình ảnh
- Chụp CT
- MRI
- Siêu âm
- Nội soi
- Đo cộng hưởng từ đàn hồi và đo độ đàn hồi thoáng qua.
Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu làm sinh thiết gan để xác định nguyên nhân xơ gan.
Cách điều trị bệnh xơ gan
Các phương pháp giúp điều trị xơ gan gồm:
- Thay đổi lối sống: tránh uống rượu, bỏ hút thuốc lá, giảm cân…
- Thay đổi chế độ ăn uống: hạn chế ăn đồ nhiều muối, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu protein, chia nhỏ bữa ăn…
- Dùng thuốc: bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giúp điều trị nguyên nhân gây bệnh xơ gan
- Ghép gan: thường được chỉ định khi bệnh xơ gan tiến triển và các phương pháp trên không hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng nên dùng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa phospholipid, vitamin B và vitamin E để giúp hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan, duy trì chức năng gan và bảo vệ gan trước các nguyên nhân gây tổn thương (virus, thuốc, rượu…).
Các thông tin trong bài viết cung cấp không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ
1. Treatment Cirrhosis
https://www.nhs.uk/conditions/cirrhosis/treatment/
2. What Are the Tests for Cirrhosis?
https://www.webmd.com/digestive-disorders/tests-for-cirrhosis#1
3. Cirrhosis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cirrhosis/symptoms-causes/syc-20351487
4. Cirrhosis and Your Liver
https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-cirrhosis-basic-information#1
Chủ để: viêm gan c lây qua đường nào, dấu hiệu viêm gan c, dấu hiệu xơ gan