Livolin

Xơ gan cổ trướng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

1,121 lượt xem 

Xơ gan cổ trướng: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạn có biết cổ trướng là một biến chứng xơ gan rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh xơ gan. Vậy cụ thể xơ gan cổ trướng là gì và có chữa được không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ hơn các thông tin cần thiết nhé!

Xơ gan cổ trướng là gì?

Xơ gan cổ trướng là tình trạng dịch tích tụ trong khoang bụng (cổ trướng) do xơ gan. Cổ trướng thường gặp ở những người bị xơ gan và nó thường phát triển khi gan bắt đầu bị suy. Nói chung, sự phát triển của cổ trướng cho thấy bệnh gan tiến triển và bệnh nhân cần phải được ghép gan. Thực tế xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan.

Nguyên nhân xơ gan cổ trướng

Cổ trướng là tình trạng thường gặp ở những người bị xơ gan. Ngoài ra, một số bệnh lý khác như suy tim, suy thận, nhiễm trùng hoặc ung thư cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ trướng. Chứng cổ trướng thường được gây ra bởi sự kết hợp của tăng áp lực trong các mạch máu trong và xung quanh gan (tăng áp lực tĩnh mạch cửa) và giảm chức năng gan.

Nguyên tắc cơ bản dẫn đến tình trạng cổ trướng tương tự như sự hình thành phù nề ở các cơ quan khác trong cơ thể. Do sự mất cân bằng áp suất giữa bên trong tuần hoàn (hệ thống áp suất cao) và khoang bụng (không gian áp suất thấp). Sự gia tăng huyết áp cửa và giảm albumin (một loại protein được vận chuyển trong máu) có thể là nguyên nhân hình thành độ dốc áp suất và dẫn đến cổ trướng ở bụng.

Triệu chứng xơ gan cổ trướng

Triệu chứng xơ gan cổ trướng
Triệu chứng xơ gan cổ trướng

Hầu hết người bệnh thường có triệu chứng là chướng bụng và tăng cân nhanh chóng. Một số người cũng bị sưng mắt cá chân và khó thở do tích tụ dịch xung quanh phổi. Các triệu chứng khác có thể xảy ra và được liệt kê bên dưới: 

  • Đau bụng, khó chịu và khó thở: biểu hiện xơ gan giai đoạn cuối này có thể xảy ra khi có quá nhiều dịch tích tụ trong khoang bụng. Điều này có thể hạn chế khả năng ăn uống, hoạt động và thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bệnh. 
  • Có thể có nhiễm trùng: Tình trạng này được gọi là viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát (SBP) và nó thường gây ra đau bụng, đau, sốt hoặc buồn nôn. Nếu tình trạng này không được chẩn đoán hoặc điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị suy thận, nhiễm trùng nặng trong máu hoặc rối loạn tâm thần. Chẩn đoán thường được thực hiện bằng cách kiểm tra một mẫu dịch từ khoang bụng. Nhiễm trùng này có thể được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Sau khi hồi phục, bệnh nhân sẽ phải điều trị lâu dài bằng kháng sinh để ngăn viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát tái phát.
  • Thoát vị liên quan đến cổ trướng: Áp lực trong ổ bụng tăng cao có thể dẫn đến sự phát triển của thoát vị rốn (quanh rốn) và thoát vị bẹn (bẹn), gây khó chịu ở bụng. Đối với biểu hiện xơ gan giai đoạn cuối này, bác sĩ thường tránh phẫu thuật sửa chữa, trừ trường hợp cấp cứu. 
  • Tích tụ dịch trong lồng ngực: thường là tràn dịch màng khoang màng phổi. Tình trạng này có thể dẫn đến khó thở khi người bệnh gắng sức hoặc đôi khi cả khi nghỉ ngơi. 

Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không?

Có rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh lý này có lây hay không. Thực tế, bệnh xơ gan có lây không còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân gây xơ gan là do virus (virus viêm gan B, virus viêm gan C,…) có thể lây nhiễm qua các đường sau: 

  • Quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su) với người bị nhiễm bệnh
  • Lây từ mẹ sang con 
  • Sử dụng chung kim tiêm với người bệnh 
  • Có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh 

Tuy nhiên, nếu xơ gan là do uống nhiều rượu bia hoặc dùng thuốc thì bệnh không thể lây được.

Các phương pháp giúp chẩn đoán xơ gan cổ trướng là gì?

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng xơ gan cổ trướng thông qua siêu âm hoặc chụp CT. Ngoài ra, họ cũng có thể chỉ định chọc dò dịch màng bụng nếu người bệnh bị sốt không rõ nguyên nhân, đau bụng và bệnh não gan hoặc nhập viện vì bất kỳ lý do nào khác. Các bệnh nhân xơ gan nhập viện thường có dịch cổ trướng bị nhiễm trùng (viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát) ngay cả khi không có triệu chứng. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp người bệnh có xuất huyết tiêu hóa đáng kể. Các biến chứng do chọc dò dịch màng bụng rất hiếm, xảy ra dưới 1% trường hợp.

Bệnh xơ gan cổ trướng có chữa được không?
Bệnh xơ gan này có chữa được không?

Tình trạng xơ gan cổ trướng có chữa được không?

Sự phát triển của cổ trướng cho thấy rằng gan không hoạt động tốt. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh sau khi xuất hiện cổ trướng chỉ là 30 – 40% và điều quan trọng là bệnh nhân và bác sĩ phải thảo luận về việc chuyển tuyến đến bác sĩ chuyên khoa gan và trung tâm ghép gan.

Phương pháp chữa trị xơ gan cổ trướng

Bước quan trọng nhất để điều trị cổ trướng là quản lý nghiêm ngặt lượng muối ăn mỗi ngày. Lượng muối được giới hạn ở mức 4-5g mỗi ngày (2.000mg natri) hoặc ít hơn. Vì có thể khó xác định hàm lượng muối trong các loại thực phẩm khác nhau, thông thường người bị cổ trướng nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng (chuyên gia dinh dưỡng) để được tư vấn về các loại thực phẩm cần tránh. Họ có thể sử dụng chất thay thế muối nhưng điều cần thiết là chọn loại không chứa kali vì nồng độ kali có thể tăng lên khi dùng một số loại thuốc điều trị xơ gan cổ trướng. Điều quan trọng là bạn phải thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn chất thay thế muối nào an toàn hơn.

Bạn quan tâm:  Giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm viêm gan B

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc lợi tiểu để điều trị xơ gan với liều dùng được điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên những thuốc này có thể gây ra các vấn đề rối loạn điện giải trong máu (nồng độ natri và kali), do đó bạn có thể phải được theo dõi chặt chẽ bằng xét nghiệm máu. Điều quan trọng là bạn cần biết rằng uống thuốc lợi tiểu không thay thế cho việc giảm lượng muối trong thực phẩm, vì các thuốc này sẽ chỉ hoạt động khi chúng được dùng chung với việc cắt giảm lượng muối ăn.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn

Bạn nên kiểm tra trọng lượng cơ thể hàng ngày và liên hệ với bác sĩ bất cứ khi nào cân nặng tăng hơn 4.5kg (hoặc tăng trên 1kg mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp).

Khi bệnh lý này không thể được điều trị tối ưu bằng thuốc và chế độ ăn, bác sĩ có thể yêu cầu chọc dò dịch màng bụng để giảm các triệu chứng xơ gan cổ trướng. Như đã đề cập trước đó, bệnh nhân xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối có nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng và thường được đánh giá để ghép gan. Hơn một nửa số bệnh nhân này có thể không sống sót sau 2-3 năm nếu không được ghép gan.

Sau phẫu thuật ghép gan, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ gan có chứa phosphatlipid, vitamin nhóm B và E để giúp gan mau chóng phục hồi. Ngoài ra, các sản phẩm này còn giúp phòng ngừa bệnh gan tiến triển, đặc biệt là xơ gan cổ trướng, duy trì chức năng gan và bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (virus, thuốc, rượu…). Có thể nói đây là sản phẩm tuyệt vời cho tất cả mọi người luôn muốn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gan.

Các thông tin trong bài viết cung cấp không thay thế việc chỉ định điều trị của bác sĩ.

Chủ để: viêm gan c lây qua đường nào, dấu hiệu viêm gan c, triệu chứng xơ gan

SHARE THIS POST

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Hệ thống cửa hàng

Gọi cho chúng tôi

Nhắn tin liên lạc

Scroll to Top