Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vàng da ở người lớn. Đừng chủ quan nếu nhận thấy tình trạng vàng da xuất hiện, phải chủ động tìm hiểu và can thiệp kịp thời. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về tình trạng vàng da cũng như biện pháp khắc phục mà bạn không thể bỏ qua.
Vàng da là gì?
Vàng da là tình trạng da, niêm mạc mắt, củng mạc mắt chuyển sang màu vàng do bilirubin máu tăng cao. Bilirubin là do sự thoái hóa của Hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu già. Khi gan không thể chuyển hóa Bilirubin, nó sẽ bị tích tụ trong máu gây vàng da.
Theo diễn tiến bệnh, người ta chia vàng da làm ba loại chính:
- Vàng da tế bào gan
- Vàng da tan máu
- Vàng da tắc mật
Các nguyên nhân bị vàng da
Một số nguyên nhân gây vàng da cho bạn gồm:
1. Nguyên nhân gây vàng da do gan
Các bệnh lý về gan dường như là lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng vàng da ở người lớn, chúng bao gồm:
Bệnh gan do rượu
Lạm dụng rượu trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến sức khỏe của gan, từ đó khiến bộ phận này gặp nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như vàng da.
Viêm gan
Viêm gan là tình trạng gan bị viêm thường do vi rút gây ra. Tuy nhiên, viêm gan vẫn có thể đến từ việc rối loạn tự miễn hoặc do sử dụng một số loại thuốc. Viêm gan sẽ làm tổn thương gan, làm cho bộ phận này giảm khả năng vận chuyển bilirubin vào đường mật.
Viêm gan có 2 dạng: Cấp tính (tồn tại trong thời gian ngắn) hoặc mãn tính (kéo dài ít nhất 6 tháng). Viêm gan siêu vi cấp tính là một nguyên nhân phổ biến gây của vàng da ở người lớn. Các dạng viêm gan thường thấy bao gồm viêm gan siêu vi A, B hoặc hiếm hơn là viêm gan C.
2. Nguyên nhân gây vàng da do bệnh lý đường mật
Vàng da do tắc mật xảy ra khi dòng chảy của mật xuống ruột bị chặn và mật ứ lại trong máu. Vấn đề này có thể đến từ việc ống dẫn mật xuất hiện sỏi gây tắc hoặc khối u của ống mật nằm chặn tại khu vực nơi ống mật đổ vào tá tràng.
Ung thư tuyến tụy cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tắc nghẽn mật. Cuối cùng, những tình trạng khác gây vàng da ở người lớn do bị tắc mật bao gồm hạch bạch huyết bị sưng, mô sẹo (từ các nhiễm trùng trước hoặc phẫu thuật), u nang tuyến tụy.
Bệnh gan nhiễm mỡ đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 25% người dân trên toàn cầu. Căn bệnh này có liên quan đến béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2 và các rối loạn khác.
3. Các bệnh lý liên quan đến hồng cầu
Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh di truyền của các tế bào hồng cầu, khiến chúng có hình lưỡi liềm. Các tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm dễ bị mắc kẹt trong các mạch nhỏ, ngăn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Các tế bào hình lưỡi liềm bị phá hủy nhanh hơn các tế bào hồng cầu có hình dạng bình thường, dẫn đến thiếu máu. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi quá mức, da và nướu nhợt nhạt, vàng da và mắt, sưng và đau ở bàn tay và bàn chân, nhiễm trùng thường xuyên và các cơn đau dữ dội ở ngực, lưng, cánh tay hoặc chân.
4. Bệnh vàng da do thuốc
Đôi khi, việc sử dụng các loại thuốc như acetaminophen, penicillin, thuốc tránh thai và steroid cũng ảnh hưởng đến chức năng của gan, từ đó khiến bạn bị vàng da.
Dấu hiệu vàng da ở người lớn
Thỉnh thoảng, người mắc bệnh có thể không có triệu chứng vàng da và tình trạng này chỉ được phát hiện một cách tình cờ. Nếu bạn bị vàng da trong thời gian ngắn (thường là do nhiễm trùng), bạn có thể có các triệu chứng và dấu hiệu sau:
- Sốt
- Đau đầu
- Ớn lạnh
- Đau bụng
- Ngứa ngáy
- Ăn không ngon
- Thay đổi màu da
- Sút cân không lý do
- Các triệu chứng giống như cúm
- Nước tiểu và phân sẫm màu bất thường.
Bệnh vàng da ở người lớn có nguy hiểm không?
Tuy không hẳn là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng tình trạng vàng da ở người lớn có thể là dấu hiệu cảnh báo của những nguy hiểm tiềm tàng. Đó có thể là những biểu hiện ban đầu của vàng da do bệnh gan hoặc tổn thương đường mật.
Các cách điều trị vàng da tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tức là các tình trạng cơ bản và các biến chứng liên quan. Trong trường hợp cấp tính và nhẹ, bạn có thể khỏe lại sau khi dùng thuốc do bác sĩ chỉ định và nghỉ ngơi tại nhà. Các tình trạng khác cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị.
Khi bị vàng da nên làm gì?
Khi bị vàng da, bạn nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ điều trị. Ngoài ra, hãy chú ý đến việc thay đổi lối quen sống hằng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, bạn nên uống nhiều nước lọc, ưu tiên chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế rượu bia khói thuốc lá cũng như tích cực vận động thể chất.
Cuối cùng, nếu bị vàng da do bệnh lý về gan gây nên, bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm bổ trợ cho gan nhằm tăng cường sức khỏe cho bộ phận quan trọng này, qua đó giúp cải thiện tình trạng da bị vàng một cách tốt hơn. Nên ưu tiên thuốc bổ gan có những thành phần và đặc điểm như sau:
- Phospholipid thiết yếu: Đây là thành phần thiết yếu của màng tế bào, giúp tái tạo và sửa chữa các mô gan bị tổn thương.
- Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12): Theo các chuyên gia, vitamin nhóm B đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của gan, giúp cung cấp năng lượng cho bộ phận này hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, vitamin nhóm B còn có thể cải thiện các tình trạng khác của vàng da như chán ăn, mệt mỏi.
- Vitamin E: Vitamin là hợp chất oxy hóa cao. Từ đó có thể bảo vệ gan trước những tác nhân gây tổn thương.
Cách phòng ngừa vàng da ở người lớn hiệu quả
Nếu vàng da dẫn đến viêm gan do virus thì điều bạn nên làm để phòng ngừa chính là tiêm chủng các loại vacxin ngừa viêm gan A, B, C. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc hoặc dùng chung vật dụng, kim tiêm với người mắc bệnh viêm gan siêu vi để tránh bị lây nhiễm.
Bên cạnh đó, xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh cũng là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu vàng da ở người lớn. Đừng quên hạn chế tối đa rượu bia, thức uống có cồn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gan nhé,
Hi vọng những thông tin của bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng vàng da ở người lớn. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm khi có biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên nếu vàng da còn đi kèm với các biểu hiện bất thường như sốt cao không dứt hoặc đau bụng thì khá nguy hiểm. Bạn không nên lơ là mà hãy đến bệnh viện để được khám cũng như điều trị kịp thời.
1. Jaundice: Why It Happens in Adults
https://www.webmd.com/hepatitis/jaundice-why-happens-adults
2. Jaundice in Adults
3. Jaundice in adults