Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? là tình trạng bệnh lý đang ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 25% người dân trên toàn cầu. Căn bệnh này có liên quan đến béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2 và các rối loạn khác. Căn bệnh này thường không có triệu chứng cụ thể và diễn biến rất âm thầm nên rất khó phát hiện. Nếu bệnh gan nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành xơ gan vô cùng nghiêm trọng.
Vậy bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa ra sao? Hãy tham khảo phần nội dung bên dưới đây để khám phá chi tiết các bạn nhé!
1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Ở trạng thái bình thường, gan chứa một lượng mỡ khá ít, chỉ chiếm khoảng từ 2-4% thể tích của gan. Tuy nhiên do quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày đã khiến cho chất béo tích tụ vào gan tăng lên. Khi hàm lượng mỡ thừa cao hơn 5% đây được xem là tình trạng gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ khi lượng mỡ thừa trên 5%
Có mấy loại gan nhiễm mỡ?
Tình trạng gan nhiễm mỡ được chia thành 2 loại chính: gan nhiễm mỡ không do rượu và do rượu.
- Trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) sẽ bao gồm gan nhiễm mỡ không do rượu đơn thuần, gan nhiễm mỡ không do rượu kèm trạng thái viêm (NASH) và gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ (AFLP)
- Gan nhiễm mỡ do rượu
2. Triệu chứng gan nhiễm mỡ thường gặp
Thông thường các biểu hiện gan nhiễm mỡ không được biểu ra rõ ràng, bạn thậm chí có thể không nhận ra mình đang gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chú ý sức khỏe của mình thông qua các triệu chứng như:
- Mệt mỏi và suy nhược
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau bụng từ vừa đến nặng ở vùng bụng bên phải hoặc giữa bụng
- Vàng mắt và da
Nếu các dấu hiệu gan nhiễm mỡ xuất hiện nhiều và đi kèm với cảm giác đau, bạn có thể đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm và có được chỉ số gan nhiễm mỡ chính xác nhất. Một số yếu tố bạn cần lưu ý đến là:
- Tăng nồng độ men gan, bao gồm AST và ALT
- Mức insulin tăng cao
- Tăng mức chất béo trung tính
3. Biến chứng của gan nhiễm mỡ
Lượng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan sẽ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan. Giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được xem khá lành tính. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và tiến hành hiệu quả, bệnh gan nhiễm mỡ sẽ có thể biến chứng thành xơ gan thậm chí là ung thư gan, gây nguy hiểm đến tính mạng.
4. Nguyên nhân gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ phát triển khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều chất béo hoặc không chuyển hóa chất béo đủ hiệu quả. Lượng mỡ dư thừa được lưu trữ trong các tế bào gan và gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Sự tích tụ này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Uống nhiều rượu bia
- Béo phì
- Đường huyết cao
- Kháng insulin
- Mỡ trong máu
Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân gan nhiễm mỡ ít phổ biến hơn bao gồm:
- Thai kỳ
- Giảm cân nhanh chóng
- Gan bị nhiễm trùng
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc: methotrexate (Trexall), tamoxifen (Nolvadex), amiodarone (Pacerone) và axit valproic (Depakote)
- Cơ thể tiếp xúc với một số chất độc
5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ
Chẩn đoán:
Để chẩn đoán gan nhiễm mỡ, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn, tiến hành khám sức khỏe và chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm:
Xét nghiệm máu:
Trong nhiều trường hợp, bệnh gan nhiễm mỡ được chẩn đoán sau khi thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ men gan.
Ví dụ: Các thủ thuật xét nghiệm alanine aminotransferase (ALT) và xét nghiệm aspartate aminotransferase (AST).
Nghiên cứu hình ảnh:
Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh sau để kiểm tra lượng mỡ thừa hoặc các vấn đề khác ở gan của người bệnh:
- Siêu âm
- Chụp CT
- Chụp MRI
- Sinh thiết gan
Phương pháp này được xem là cách tốt nhất để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh gan. Trong quá trình sinh thiết gan, bác sĩ sẽ đưa một cây kim vào gan và lấy ra mẫu tế bào mô gan để kiểm tra.
Xét nghiệm này có thể giúp xác định xem bạn có bị bệnh gan nhiễm mỡ cũng như các vấn đề khác của gan hay không.
Phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả
Hiện nay, không có biện pháp hay thuốc đặc trị tình trạng gan nhiễm mỡ. Người bệnh khi mắc phải căn bệnh này chỉ có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống để đẩy giảm thiểu lượng mỡ tích tụ. Một số biện pháp khắc phục tại nhà bạn có thể thực hiện:
- Giảm cân
- Hạn chế hoặc giảm uống rượu
- Ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng có ít calo dư thừa, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
6. Biện pháp phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, hạn chế rượu bia, kiểm soát lượng đường, tạo tinh thần thoải mái, lạc quan, chích ngừa viêm gan… là những biện pháp tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu để phòng ngừa gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, tình trạng gan nhiễm mỡ có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc hỗ trợ gan. Thành phần tốt nhất cho gan nhiễm mỡ sẽ gồm Phosphatidylcholine, phức hợp vitamin B và E. Công thức phối hợp này sẽ tạo ra 3 tác động gồm: tái tạo, tăng cường giải độc và bảo vệ gan. Sản phẩm thuốc hỗ trợ gan sẽ là giải pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Hy vọng những thông tin về triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ, nguyên nhân và cách điều trị đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Hãy xây dựng lối sống khoa học và chăm sóc bản thân nhiều hơn để có sức khỏe tốt bạn nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Người dùng tìm kiếm: thuốc giải độc gan, gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì, gan nhiễm mỡ có lây không
1. Fatty liver.
https://www.healthline.com/nutrition/fatty-liver#section6
2. Fatty liver disease diet.
https://www.webmd.com/hepatitis/fatty-liver-disease-diet
3. Fatty liver disease.