Livolin

Bệnh gan có lây không và những thắc mắc thường gặp

1,382 lượt xem 

bệnh gan có lây không

Bệnh gan có lây không là một trong những thắc mắc thường gặp hiện nay. Cùng tìm hiểu một số vấn đề xoay quanh bệnh gan sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa, kiểm soát cũng như điều trị tình trạng này hiệu quả hơn. 

Trong các cơ quan nội tạng của cơ thể, gan là cơ quan lớn nhất, đồng thời cũng đảm nhiệm nhiều công việc nhất để duy trì sức khỏe ổn định. Bất kỳ tình trạng tổn thương nào xảy ra tại đây đều được gọi chung là bệnh gan.

Vì bệnh gan bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau nên các vấn đề xoay quanh tình trạng sức khỏe này vẫn còn khá mơ hồ đối với một số người. Bài viết dưới đây của Livolin sẽ giúp bạn “hình dung” chi tiết hơn về khái niệm trên bằng cách giải đáp 4 thắc mắc về bệnh gan thường gặp nhất.

1. Bệnh gan có nguy hiểm không?

Ngày nay, các bệnh về gan không còn hiếm gặp nhưng thực tế nhiều người vẫn chưa hiểu rõ sự nguy hiểm của các bệnh về gan. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc điều trị, từ đó kéo theo hàng loạt biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng của bệnh lý về gan có thể xuất hiện khác nhau ở mỗi người bệnh, tùy vào loại tổn thương gan mà họ gặp phải. Mặc dù vậy, nhìn chung những vấn đề ở cơ quan nội tạng lớn nhất này đều có khả năng dẫn đến hai hệ lụy nghiêm trọng sau nếu không được chữa trị kịp thời, bao gồm:

Xơ gan

Tổn thương gan lâu ngày sẽ hình thành những mô sẹo tại đây, dần dần phát triển thành xơ gan. Lúc này, không chỉ chức năng gan bị suy giảm mà cả khả năng tự chữa lành thương tổn của các tế bào gan cũng mất đi, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm phát sinh, ví dụ như:

  • Tăng áp tĩnh mạch cửa
  • Phì đại lách
  • Cổ trướng
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh não gan
  • Suy thận
  • Ung thư gan

bệnh gan có lây khôngGan tổn thương dẫn đến xơ gan

Suy gan

Đây được gọi là giai đoạn cuối của bệnh gan. Và cũng là lúc cơ quan này hoàn toàn mất khả năng hoạt động cũng như làm lành vết thương. Suy gan có hai loại gồm:

  • Suy gan cấp tính: thường phát sinh do ngộ độc, có thể diễn ra chỉ trong vòng 2 ngày
  • Suy gan mạn tính: phát triển từ tình trạng xơ gan theo thời gian

Người được chẩn đoán suy gan có thể cần phẫu thuật để loại bỏ phần thương tổn. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người bệnh chỉ còn giải pháp cuối cùng là ghép gan.

2. Bệnh gan có chữa được không?

Bên cạnh những hệ lụy sức khỏe mà các bệnh về gan có nguy cơ mang lại, “bệnh gan có chữa được không?” cũng là mối bận tâm hàng đầu của những người đang phải đối mặt với tình trạng gan bị tổn thương.

Bạn quan tâm:  Mách bạn 7 loại nước uống mát gan thải độc giúp da đẹp dáng xinh

bệnh gan có lây không

Sức khoẻ của gan được nhiều người quan tâm

Hầu hết trường hợp, người bị bệnh lý về gan có thể được chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này tùy thuộc vào vấn đề họ gặp phải cũng như mức độ tiến triển của bệnh. Các lựa chọn điều trị có thể kể đến như:

  • Thay đổi lối sống theo hướng tích cực, ví dụ như bỏ thuốc lá, ngưng uống bia rượu, giảm cân, chăm rèn luyện thể chất, lưu ý vấn đề ăn uống…
  • Sử dụng thuốc kê toa để điều trị.
  • Phẫu thuật, bao gồm cả cắt bỏ một phần gan và ghép tạng.

3. Bệnh gan có di truyền không?

Mặc dù không thường xảy ra nhưng thực tế, nguyên nhân gây tổn thương gan đôi khi có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền. Do đó, đối với câu hỏi “bệnh gan có di truyền không?”. Đáp án chính xác nhất sẽ là tùy từng trường hợp. Có những bệnh gan xảy ra do di truyền, nhưng cũng có một số bệnh không phải.

Các bệnh về gan mang tính di truyền thường gặp có thể kể đến như:

Thừa sắt nguyên phát

Bệnh thừa sắt đề cập đến tình trạng sắt tích tụ quá nhiều trong gan (gan ứ sắt) và một số cơ quan khác. Trường hợp thừa sắt nguyên phát liên quan đến việc gen kiểm soát hàm lượng sắt được hấp thu từ thức ăn bị đột biến.

Thiếu men alpha-1 antitrypsin

Alpha-1 antitrypsin là protein được sinh ra ở gan, đóng vai trò bảo vệ phổi khỏi những thương tổn do một số enzyme gây ra. Thực tế, người bị thiếu men alpha-1 antitrypsin vẫn có khả năng tổng hợp loại protein này. Tuy nhiên, các phân tử protein này sẽ không thể vào đi vào máu. Thay vào đó, chúng sẽ tích tụ lại gan.

Chính vì vậy, những người gặp phải vấn đề sức khỏe trên không chỉ có nguy cơ đối mặt với tình trạng tổn thương phổi, gây khó thở hoặc thậm chí là khí thũng phổi, mà còn có khả năng cao bị xơ gan.

Một số bệnh về gan không di truyền

Những vấn đề sức khỏe ở gan này chủ yếu xảy ra do tác động từ yếu tố bên ngoài, ví dụ như:

  • Viêm gan do virus (viêm gan B, C, D…)
  • Tổn thương tế bào gan dẫn đến viêm, xơ do thuốc và hóa chất

4. Bệnh gan có lây không?

Câu trả lời cho vấn đề “bệnh gan có lây không?” hoàn toàn phụ thuộc vào tác nhân gây thương tổn cho cơ quan nội tạng lớn nhất này. Nếu mắc bệnh lý về gan do nghiện rượu, tiêu thụ nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá… bạn sẽ không lây bệnh cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, nếu vấn đề của bạn liên quan đến nhiễm trùng, cụ thể hơn nhiễm virus viêm gan, bạn có nhiều nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Ít ai biết rằng hiểu rõ vấn đề mắc bệnh gan kiêng ăn gì có thể góp phần gia tăng tỷ lệ thành công trong việc điều trị, đồng thời đẩy nhanh tốc độ bình phục của gan...

5. Bệnh gan lây qua đường nào?

Bệnh gan có lây qua đường hô hấp không?” và “bệnh gan có lây qua đường ăn uống không” là hai vấn đề được quan tâm hàng đầu khi tìm hiểu về việc bệnh gan lây qua đường gì. Thực tế, mỗi chủng virus gây bệnh về gan có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau, chẳng hạn như:

Bạn quan tâm:  Vitamin B2 có tác dụng gì? Top 7 nguồn thực phẩm chứa vitamin B2 dồi dào

Virus viêm gan A

Nếu bạn vẫn chưa biết bệnh gan có lây qua đường ăn uống không, virus gây viêm gan A sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất. Những người mắc căn bệnh về gan này rất dễ lây mầm bệnh cho người khác. Vì họ có thể không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi xử lý hoặc chế biến thực phẩm. Người khỏe mạnh ăn những thực phẩm này sẽ vô tình đưa virus vào trong cơ thể.

Ngoài ra, một số thực phẩm cũng có khả năng bị nhiễm virus trước đó bởi nguồn nước ô nhiễm, ví dụ như rau củ quả, trái cây, sò ốc, nước đá… Mặt khác, đôi khi virus viêm gan A cũng có khả năng lây qua đường tình dục.

bệnh gan có lây không

Virus viêm gan có thể dễ dàng lây nhiễm

Virus viêm gan B

Máu, tinh dịch hoặc dịch âm đạo là nơi khu trú của virus gây viêm gan B. Do đó, chủng vi sinh vật này có khả năng cao lây qua:

  • Đường máu: nhận máu nhiễm virus, dùng chung vật dụng cá nhân hoặc kim tiêm với người bệnh…
  • Đường tình dục: quan hệ đồng giới, không dùng bao cao su, quan hệ bằng miệng, thô bạo…
  • Lây từ mẹ sang con: phụ nữ mang thai bị viêm gan siêu vi B rất dễ lây virus sang cho con. Theo các chuyên gia, đây cũng là con đường lây nhiễm virus viêm gan B phổ biến nhất.

Virus viêm gan C

Tương tự virus viêm gan B, con đường lây nhiễm chủng vi sinh vật gây viêm gan C phổ biến nhất là đường máu. Đặc biệt nếu bạn dùng chung kim tiêm với người bệnh. Đôi khi, bạn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nếu dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc quan hệ tình dục với người bệnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu rất dễ truyền virus cho con nếu nhiễm bệnh trong thời gian mang thai.

Ngoài ra, virus viêm gan C sẽ không lây nhiễm qua đường ăn uống như viêm gan A hoặc bất kỳ tiếp xúc thường ngày nào như:

  • Ôm hôn
  • Hắt hơi, ho
  • Dùng chung dao nĩa hoặc đũa muỗng

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu được mức độ nghiêm trọng của các bệnh về gan, trả lời thắc mắc bệnh gan có lây không. Đồng thời, bạn cũng có thể hiểu và nắm được cách làm thế nào để kiểm soát cũng như điều trị tình trạng sức khỏe này hiệu quả.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Chủ để: viêm gan a là gì, biểu hiện suy gan, bệnh gan có chữa được không, bệnh gan và cách điều trị, viêm gan a có chữa được không, viêm gan a, suy gan cấp

SHARE THIS POST

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Hệ thống cửa hàng

Gọi cho chúng tôi

Nhắn tin liên lạc

Scroll to Top