chánKhác với trẻ nhỏ, bệnh chán ăn ở người trưởng thành có thể tìm ẩn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể bị sụt cân nhanh, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết mệt mỏi chán ăn là biểu hiện của bệnh gì, nguyên nhân và hậu quả của bệnh lý này.
Chán ăn là biểu hiện của bệnh gì?
Chán ăn là triệu chứng gây cảm giác cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn, giảm sự thèm ăn. Người mắc phải hiện tượng này mất hứng thú với việc ăn uống hoặc không cảm thấy ngon miệng.
Có rất nhiều yếu tố tác động khiến người trưởng thành mắc phải triệu chứng này, bao gồm nguyên nhân tâm lý và bệnh lý ở các cơ quan tiêu hoá.
Bệnh chán ăn là dấu hiệu cần chú ý
Bệnh chán ăn không chỉ nghiêm trọng ở trẻ em, đối với người trưởng thành và người lớn tuổi, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Cảm giác không muốn ăn uống khiến người bệnh không nạp đủ năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
Điều này dẫn đến các nguy cơ sụt cân, suy dinh dưỡng và cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, không đủ sức để làm việc và học tập. Không chỉ là vấn đề tạm thời, chán ăn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.
Nguyên nhân chán ăn ở người trưởng thành
1. Chứng rối loạn tiêu hoá
Chế độ ăn uống không hợp lý hoặc sử dụng các loại thuốc kháng sinh kéo dài có thể gây ra tình trạng mất cân bằng giữa lợi và hại khuẩn. Điều này gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, đầy hơi, nôn, miệng đắng…
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng dẫn đến chán ăn. Tuy nhiên, đây là tình trạng dễ điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý.
2. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ngoài các cơn đau vùng bụng trên rốn, các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu của chứng bệnh này có thể gây ra cảm giác không muốn ăn uống và mệt mỏi. Nếu nhận thấy có các triệu chứng trên, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời.
3. Hội chứng ruột kích thích
Ruột kích thích là hội chứng gây ra các cơn đau khó chịu, có thể diễn biến trong nhiều ngày. Bên cạnh đó, bệnh còn kéo theo triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi, không buồn ăn, uống. Để điều trị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành các xét nghiệm và được các bác sĩ đưa ra kết luận phù hợp.
4. Viêm gan do rượu
Viêm gan do uống quá nhiều rượu bia là một căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Ngoài các triệu chứng vàng da, vàng mắt, người bệnh còn bị suy dinh dưỡng. Điều này do việc uống nhiều rượu bia gây ra tình trạng ức chế sự thèm ăn. Thay vào đó, cơ thể sẽ hấp thụ lượng lớn calo từ rượu. Bên cạnh đó, khi gan bị tổn thương, quá trình hấp thụ và chuyển hoá năng lượng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, buồn nôn và bệnh chán ăn.
5. Tắc nghẽn đường ruột
Người bị tắc nghẽn đường ruột sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn bên cạnh triệu chứng đau và co thắt dạ dày. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chữa trị bằng thuốc hoặc áp dụng phương pháp phẫu thuật.
6. Tâm lý căng thẳng
Nhịp sống hiện đại khiến con người thường xuyên đối mặt với các áp lực, căng thẳng gây ra tình trạng lo lắng, buồn bã. Khi hiện tượng tâm lý tiêu cực này kéo dài, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, không muốn ăn uống và không ngon miệng. Đối với một số trường hợp, áp lực, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tiêu hoá như viêm loét dạ dày, táo bón, rối loạn tiêu hoá…
Hậu quả của bệnh chán ăn ở người lớn
Tưởng chừng đây chỉ là triệu chứng hay gặp và không quá nguy hiểm ở người lớn. Tuy nhiên, chán ăn ở người lớn kéo dài nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây sụt cân và suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến chán ăn bệnh lý.
Nếu bị mệt mỏi chán ăn lâu ngày có thể sẽ dẫn đến biếng ăn mãn tính, người bệnh luôn sống trong tình trạng thiếu cân, gầy yếu, hệ miễn dịch suy giảm, khó chống chọi lại được với các tác nhân gây hại bên ngoài.
Những phụ nữ bị chán ăn mãn tính còn phải đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng khác như: ảnh hưởng khả năng sinh sản, rụng tóc, xương yếu. Vấn đề chán ăn bệnh lý cũng khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng. Cơ thể bị suy nhược do chán ăn sẽ gây ra kiệt sức, dẫn đến chứng trầm uất. Và khi bị trầm uất lại càng làm cho cơ thể người bệnh kiệt sức, mệt mỏi nhiều hơn. Đây là một vòng luẩn quẩn khó có thể chấm dứt.
Cách cải thiện tình trạng bệnh chán ăn mệt mỏi, buồn nôn
Để điều trị tình trạng chán ăn, mệt mỏi và buồn nôn hiệu quả, người bệnh cần được sự thăm khám và chẩn đoán từ các bác sĩ chuyên khoa. Từ đó có thể biết được nguyên nhân gây bệnh và có hướng chữa trị thích hợp. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng chán ăn trở lại, người bệnh cần lưu ý:
- Xây dựng thực đơn cho bữa ăn đa dạng về cách chế biến và nguyên liệu. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nếu tình trạng chán ăn kéo dài nhiều ngày. Ngoài ra, việc bổ sung thuốc bảo vệ gan chứa phức hợp Phospholipid, các Vitamin nhóm B và Vitamin E sẽ giúp hỗ trợ chức năng, phục hồi và cải thiện tình trạng rối loạn chức năng gan. Không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, thuốc hỗ trợ gan còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, tránh được tình trạng suy dinh dưỡng do chán ăn.
- Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích để đảm bảo sức khoẻ.
- Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao. Việc làm này giúp tiêu hao năng lượng, kích thích sự thèm ăn.
- Ngủ đủ giấc và đảm bảo chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ.
Cơ thể mệt mỏi cần bổ sung gì? Nhóm thực phẩm chống mệt mỏi.
- Protein từ thịt nạc
- Đồ uống không caffeine
- Thực phẩm tươi mới
- Rau củ quả tươi
- Các loại hạt
Khi nhận thấy dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi kéo dài, người bệnh cần đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị và tìm hiểu nguyên nhân chán ăn. Không nên chủ quan, tự phỏng đoán nguyên nhân để tránh trường hợp đáng tiếc. Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chỉ định điều trị từ bác sĩ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
1. Anorexia nervosa
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anorexia-nervosa/symptoms-causes/syc-20353591
2. ANOREXIA NERVOSA
https://www.nationaleatingdisorders.org/learn/by-eating-disorder/anorexia
3. Overview Anorexia
https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/anorexia/overview/