Livolin

Bà bầu bị viêm gan B có sao không?

1,050 lượt xem 

Bà bầu bị viêm gan B có sao không

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu bị viêm gan B có sao không và cách bảo vệ cả mẹ và bé trước căn bệnh này luôn là mối bận tâm hàng đầu của nhiều phụ nữ đang hoặc chuẩn bị mang thai.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 10 – 13% phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bà bầu bị viêm gan B có sao không. Điều này hình thành nên tâm lý chủ quan trong việc kiểm soát và điều trị bệnh, từ đó dẫn đến nhiều rủi ro khôn lường ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. 

Vậy, mẹ bầu nhiễm virus viêm gan B (HBV) có thể gặp phải vấn đề gì? Đâu là cách chăm sóc bà bầu bị viêm gan B hữu hiệu? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bà bầu bị viêm gan B có sao không

Khoảng 10-15% phụ nữ mang thai mắc viêm gan siêu vi B

Những biến chứng có thể xảy ra khi bà bầu bị viêm gan B 

1. Đối với mẹ bầu

Sức đề kháng của phụ nữ đối với virus HBV cũng giảm đáng kể khi mang thai. Vì vậy, so với những trường hợp khác, viêm gan siêu vi B ở phụ nữ mang thai càng dễ tiến triển nghiêm trọng và kéo theo nhiều hệ luỵ như đái tháo đường thai kỳ, xơ gan, suy gan…, từ đó làm tăng rủi ro tử vong. 

2. Đối với trẻ sơ sinh

Vì virus viêm gan B không lây qua nhau thai nên về cơ bản, bệnh sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, sự hiện diện của chủng virus gây tổn thương gan này lại có thể góp phần làm tăng nguy cơ: 

  • Sinh non 
  • Trọng lượng của bé thấp hơn dự kiến 

Ngoài ra, rủi ro nguy hiểm nhất khi bà bầu bị viêm gan B là trẻ sơ sinh nhiễm virus từ mẹ trong thời điểm sinh nở, dẫn đến tình trạng viêm gan siêu vi B bẩm sinh. Theo thống kê từ các chuyên gia, có đến 90% trường hợp viêm gan B bẩm sinh phát triển thành viêm gan B mạn tính. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 25% trẻ sẽ sớm tử vong bởi những hệ luỵ như xơ gan, suy gan hoặc thậm chí là ung thư gan…

Bà bầu bị viêm gan B có sao không?

Virus viêm gan B không lây qua nhau thai

Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì?

Trong trường hợp này, để bảo vệ bản thân cũng như đứa trẻ sắp chào đời trước sự tấn công của virus viêm gan B, mẹ bầu cần:

Cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B

Nếu bạn đang mang thai và được chẩn đoán nhiễm virus HBV, hãy đảm bảo con bạn sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B liều sau khi sinh cho trẻ trong vòng 12 giờ đầu tiên kể từ lúc bé chào đời. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh còn cần tiêm thêm HBIG (globulin miễn dịch kháng viêm gan B) trong thời gian này. Bố mẹ cần lưu ý vị trí tiêm của 2 mũi sẽ không trùng nhau. 

Bà bầu bị viêm gan B có sao không?

Đảm bảo trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B

Ngoài ra, sau đó bé vẫn cần được tiêm các liều vắc xin viêm gan siêu vi B còn lại theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng. Hãy tham vấn cùng bác sĩ để biết thêm chi tiết về số mũi cần tiêm cũng như thời gian tiêm chủng tốt nhất cho trẻ.

Điều trị viêm gan B khi mang thai 

Bà bầu bị viêm gan B cần được chăm sóc bởi bác sĩ có chuyên môn trong việc kiểm soát tình trạng nhiễm virus HBV. Nếu có thể, các chuyên gia sẽ trì hoãn việc điều trị nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, họ tiếp tục theo dõi các triệu chứng lâm sàng và chỉ định mẹ bầu làm xét nghiệm định kỳ. Điều này giúp bác sĩ kiểm soát tốt tình trạng tiến triển của bệnh, đồng thời sớm có biện pháp can thiệp nếu có bất kỳ biến cố nào xảy ra. 

Ngược lại, với trường hợp nghiêm trọng, bà bầu bị viêm gan B sẽ cần được điều trị bằng thuốc kháng virus. Tenofovir và lamivudine là 2 loại phổ biến nhất, thường áp dụng từ tuần 28 – 32 trong thai kỳ cho đến tháng thứ 3 sau khi sinh.

Điều trị sau mang thai

Nếu được kê toa thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải làm xét nghiệm HBV-DNA mỗi 3 tháng/lần trong vòng 6 tháng liên tiếp. Kết quả xét nghiệm cho biết liệu mẹ có đủ tiêu chuẩn để tiếp tục điều trị bằng phương pháp này hay cần ngừng thuốc. 

Trong trường hợp virus đã bất hoạt, các bác sĩ chuyên khoa vẫn sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh nhằm kiểm tra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy viêm gan tái phát.

Cẩn thận khi cho con bú 

Các chuyên gia đến từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến khích mẹ bị viêm gan siêu vi B trong giai đoạn mang thai vẫn nên cho con bú. So với nguy cơ nhiễm virus, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn cao hơn đáng kể. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh được tiêm chủng viêm gan B ngay khi chào đời nên rủi ro mắc bệnh càng thấp. 

Bà bầu bị viêm gan B có sao không?

Mẹ bị viêm gan B vẫn nên cho con bú

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho con, thảo luận cùng bác sĩ về vấn đề này vẫn là điều cần thiết, đặc biệt nếu mẹ đang tiếp tục dùng thuốc kháng virus lamivudine và tenofovir.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về bệnh viêm gan B

Chăm sóc bà bầu bị viêm gan B như thế nào?

Không ít mẹ bầu có cảm giác căng thẳng, lo âu khi biết tin bản thân đang nhiễm virus HBV. Điều này có thể vô tình gây tác động tiêu cực đến thai nhi. Do đó, nếu bạn có người thân bị viêm gan B trong thời gian mang thai, hãy cố gắng chăm sóc họ bằng cách: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp 
  • Giúp mẹ bầu thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng 
  • Chú trọng việc nghỉ ngơi, tránh để bà bầu vận động nặng 
  • Đảm bảo mẹ bầu tuân thủ đúng chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai đặc biệt của bác sĩ 

Nhìn chung, bà bầu bị viêm gan B sẽ cần có chế độ kiểm soát, điều trị cũng như chăm sóc đặc biệt. Để bảo vệ cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần tuân thủ đúng những chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, đừng quên cho trẻ tiêm phòng viêm gan siêu vi B ngay khi chào đời để giảm thiểu rủi ro nhiễm virus HBV từ mẹ.

1. Protect your baby.

Bạn quan tâm:  8 dấu hiệu gan nhiễm độc và giải pháp điều trị

https://www.cdc.gov/hepatitis/hbv/pdfs/hepbperinatal-protectwhenpregnant.pdf

2. Quyết định của bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan B.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B.

3. Testing and treatment during pregnancy.

https://www.hepb.org/treatment-and-management/pregnancy-and-hbv/treatment-during-pregnancy/

4. Treatment after pregnancy.

https://www.hepb.org/treatment-and-management/pregnancy-and-hbv/treatment-after-pregnancy/

5. Breastfeeding.

https://www.hepb.org/treatment-and-management/pregnancy-and-hbv/breastfeeding/

Chủ để: viêm gan c lây qua đường nào, dấu hiệu viêm gan c

SHARE THIS POST

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Hệ thống cửa hàng

Gọi cho chúng tôi

Nhắn tin liên lạc

Scroll to Top